DẠ DÀY VỚI NHỮNG DẤU HIỆU DỐI LOẠN CHỨC NĂNG

Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến rối loạn vận động và rối loạn tiết dịch của dạ dày, song có thể tóm lược làm hai nhóm nguyên nhân chính:

Những nguyên nhân gây rối loạn chức năng dạ dày

Rối loạn chức năng dạ dày thứ phát: thường xảy ra sau các bệnh mạn tính như viêm đại tràng mạn, viêm ruột thừa mạn, viêm tụy mạn, viêm túi mật mạn,viêm gan mạn hoặc do sai lầm trong ăn uống: Ăn vội vã, nhai không kỹ, giờ giấc ăn thất thường, lao động nặng nhọc ngay sau bữa ăn, ăn nhiều gia vị, uống nhiều rượu bia…

Biểu hiện lâm sàng đa dạng, phụ thuộc vào thể bệnh, trong đó có 3 thể bệnh thường được nhắc tới nhiều và hay gặp

Giảm trương lực dạ dày: thường xuất hiện sau chấn thương các loại; sau căng thẳng thần kinh tâm thần; bội thực sau một thời gian dài nhịn đói; Các biểu hiện chính là: mệt mỏi, giảm sức lao động, khó ngủ; đầy bụng, ậm ạch, đau lâm râm, ăn kém, chóng no, buồn nôn, nóng rát, ợ hơi, táo, lỏng, chướng bụng

Điều trị: ăn uống điều độ, dùng thuốc vận động và vitamin nhóm B.

Giãn dạ dày cấp: thường xuất hiện sau chấn thương ổ bụng; viêm tụy có mủ; ăn hoặc uống quá mức kéo dài. Biểu hiện chủ yếu: đau thượng vị dữ dội hoặc đau bụng âm ỉ, ậm ạch; nôn nhiều, kéo dài gây rối loạn nước và điện giải, có thể dẫn đến tử vong.

Tăng trương lực dạ dày: nguyên nhân do chấn thương tâm thần, nhiễm độc chì, thiếc mạn tính hoặc sau viêm loét dạ dày, đại tràng. Biểu hiện lâm sàng chủ yếu: đau thượng vị thường xuyên, tăng khi xúc động, khi lao động; buồn nôn, nôn, ợ chua, ợ hơi.

Điều trị: Kiêng ăn uống các chất kích thích mạnh, dùng thêm sinh tố, an thần, chống co thắt cơ trơn.

Nguyên nhân gây đau dạ dày
Nguyên nhân gây đau dạ dày

Dinh dưỡng khi bị bệnh dạ dày

Bị viêm loét dạ dày nên dùng sữa, trứng vì đây là nguồn đạm có khả năng trung hòa acid. Chế độ ăn uống phù hợp có thể giúp hạn chế tăng tiết dịch dạ dày và trung hòa bớt acid của dạ dày, giảm tác động có hại đến niêm mạc dạ dày:

– Nên chia nhỏ bữa ăn (4 – 6 bữa ăn nhỏ trong ngày) vì ăn số lượng ít sẽ làm giảm sự căng dạ dày nên giảm tiết acid dạ dày kèm theo sử dụng chè dây hằng ngày sẽ tránh được nguy cơ bị đau dạ dày.

– Nên ăn thường xuyên, đều đặn, không ăn quá no và không để bụng quá đói. Khoảng cách giữa các bữa ăn ngắn giúp trong dạ dày luôn có thức ăn để trung hòa acid và giảm đau.

– Cần ưu tiên các thức ăn tinh bột có tác dụng bọc, hút, thấm để bảo vệ niêm mạc dạ dày, giúp giảm kích thích tiết dịch vị, trung hòa acid như sữa, gạo nếp, bánh nếp, bánh mì, bánh bột năng, cơm, bánh quy…

– Nên dùng sữa, trứng vì đây là nguồn đạm có khả năng trung hòa acid; chất béo trong sữa, trứng có tác dụng ức chế tiết dịch dạ dày đồng thời làm tăng thời gian lưu thức ăn trong dạ dày.

– Thức ăn nên nấu mềm, hầm nhừ hoặc nếu cần thì cắt nhỏ, nghiền nhuyễn, cần ăn chậm nhai kỹ để giảm bớt gánh nặng cho dạ dày, thức ăn cùng với acid sẽ nhanh chóng được đưa xuống ruột non.

– Chất béo từ cá (mỡ cá, cá mỡ) được khuyên sử dụng vì cung cấp nhiều acid béo thiết yếu và năng lượng cho cơ thể, thức ăn giàu kẽm (hàu, sò, thịt, cá…) sẽ giúp mau lành vết thương, vitamin A giúp sinh trưởng lớp tế bào biểu mô của niêm mạc dạ dày.

Đau dạ dày nên ăn nhiều đu đủ
Đau dạ dày nên ăn nhiều đu đủ

Đau dạ dày cần kiêng ăn gì?

– Tránh dùng thức ăn sống, thô, cứng, nhiều chất xơ như gạo lứt, đậu đỗ, một số rau trái… trong thời gian đau cấp tính. Rau lá nên chọn ăn lá non, mềm như rau đay, rau mồng tơi, dền…

– Tránh dùng các loại kích thích dạ dày tiết nhiều dịch vị như: ớt, tiêu, giấm, cà ri, mù tạc, trái cây chua, sữa chua, dưa hành, dưa cà muối chua, nước dùng thịt, thức ăn lên men như mắm, tương, chao; thịt nguội chế biến sẵn…

– Tránh dùng thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh.

– Không ăn quá nhiều canh cùng bữa cơm vì làm căng dạ dày gây tiết acid.

– Ăn xong không nên lao động nặng, chạy nhảy ngay để tăng lượng máu đến dạ dày và để không làm nặng hơn tổn thương viêm loét đã có.

– Một số thức ăn chiên có thể làm kích thích niêm mạc dạ dày.

– Hạn chế các loại rau sinh hơi như súp lơ xanh, bắp cải, củ hành, cải hoa, dưa leo, tiêu xanh, bắp, củ cải, dưa cải…

– Hạn chế và bỏ dần trà, cà phê đậm, rượu, bia, thuốc lá, nước ngọt có gas…

Ngoài ra, cần tránh lo âu, căng thẳng tâm lý. Nên ăn uống trong không khí thư giãn, đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng cho người bệnh.

Tuy nhiên, tùy vào cơ địa mỗi người có thể chấp nhận hoặc không chấp nhận các loại thực phẩm khác nhau, do đó hãy “lắng nghe dạ dày của mình”, rút ra những kinh nghiệm thực tế để có thể chọn lựa thực phẩm phù hợp nhất với chính mình.

Xem thêm các sản phẩm:

Nguồn: Thảo dược Nam Cang

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *