Thông thường khi chúng ta nghe đến sâm là biết sẽ là một loại thảo dược bồi bổ cho con người, vì vậy sâm cau củng không là ngoại lệ. Sâm cau thông thường vốn đã rất tốt, sâm cau ngâm rượu còn tốt hơn thế nữa. Vậy sâm cau là gì? sâm cau ngâm rượu có tác dụng gì? chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu thật kĩ về sâm cau cũng như tác dụng của nó qua bai viết này.
Sâm cau được dùng từ rất lâu đời bởi các thầy thuốc đông y xưa. Trong y học gọi tên vị thuốc này cồ nốc lan hoặc ngải cau. Người dân tộc thường dùng loại sâm này ngâm rượu chữa nhiều bệnh về sinh lý. Người đi làm xa uống rượu này đều bức rứt nhớ vợ, cho nên còn được gọi là ‘cây nhớ vợ’.
Mục lục
Sâm cau là cây gì?
Sâm cau đỏ là loại thảo dược mọc nhiều ở các vùng núi phía Bắc. Cây có tên khoa học là Curculigo Orchioides Gaertn, thuộc Bộ Măng Tây (Asparagales), Họ Tỏi Voi Lùn (Hypoxidaceae).
Phân bố: Cây này là loài cây bản địa của châu Á, tìm thấy nhiều ở Ấn Độ, Malaysia, Thái Lan, Philippin, Việt Nam. Dọc theo ven rừng, sườn núi, hoặc sâu trong các rừng thưa của Việt Nam đều có thể tìm thấy loại cây này. Sâm cau tốt nhất là được lấy ở các vùng rừng núi Tây Bắc. Cho chất lượng tốt nhất.
Thảo dược sâm cau ưa sáng và ẩm ướt, nên trong rừng thừa và rừng già có rất nhiều.
Hình thái sinh học:
- Chiều cao khoản 35cm
- Lá hẹp, hình mũi mác xếp nếp tựa như lá Cau.
- Thân rễ hình trụ cao, dạng củ to bằng ngón tay út, có rễ phụ nhỏ, vỏ thô màu nâu đỏ, trong thịt củ màu vàng ngà.
- Hoa màu vàng, trên một trục ngắn nằm trong kẽ lá, có từ 3 đến 5 hoa mọc thành cụm.
- Quả nang thuôn dài 1,5cm, chứa 1-4 hạt.
- Hoa mùa hè và thu
Thu hái và bào chế
Đến mùa thu hái người ta lên rừng đảo củ đem về dùng làm thuốc. Nếu dùng tươi thì rửa xong để ráo, phơi qua một nắng là có thể dùng được.
Nếu dùng khô chúng ta sắt lát, phơi cho khô lại là có thể dùng được.
Tính vị và tác dụng
Sâm cau đỏ theo đông ý có tính ấm, vị hơi cay, qui vào kinh thận, giúp tăng cường sinh lực, on trung táo thấp, kiện gân cốt, tán ứ trừ tê
Trong sâm cau có một hoạt chất gọi là Curculigin A làm tăng khoái cảm khi quan hệ, ngoài ra sâm cau còn giú kích thích nội tiết tố nam ra nhiều hơn.
Tại Việt Nam đã có những nghiên cứu về loại dược liệu này, điển hình như TS. Bùi Thị Minh Giang đã thực hiện nghiên cứu trên cây sâm cau và kết luận rằng sâm cau kích thích sản sinh hocmon sinh dục nam rất mạnh, có thể coi là mạnh nhất. Vì vậy sâm cau được săn lùng rất nhiều trong giới buôn dược liệu
Có mấy loại sâm cau trong tự nhiên?
Sâm cau là cái tên dân gian hay gọi, nhưng trong tự nhiên sâm cau thực tế có hại loại, là hai loài thảo dược hoàn toàn khác nhau, là sâm cau đỏ và sâm cau đen.
Sâm cau đỏ
Sâm cau đỏ là loại được nhắc đến trong bài viết hôm nay, có vỏ màu đỏ. Cây mọc thành cụm ở những nơi ẩm ướt. Những cây già vỏ sẽ chuyển qua màu gỗ trắng đục đục. Rất nhiều người nhầm lẫn sâm cau đỏ với bồng bồng. Chúng tôi sẽ hướng dẫn phân biệt trong phần bên dưới
Sâm cau đỏ chuyên để giúp tráng dương bổ thận, trừ phong thấp, kiện gân cốt
Sâm cau đen
Sâm cau đen trong đông y gọi là tiên mao, sâm cau đen có vỏ ngoài màu đen dễ dàng phân biệt với sâm cau đỏ. Cây chỉ mọc đơn lẻ chứ không mọc thành chum như sâm cau đỏ. Thời gian thu hái của sâm cau khá lâu. Sâm cau đen hơn bốn năm mới cho dược chất tốt nhất.
Tác dụng của sâm cau đen cũng là để tráng dương bổ thận. Xét về hiệu quả, sâm cau đỏ có phần tốt hơn trong công cuộc tìm lại sự tự tin chon am giới
Sâm cau ngâm rượu có tác dụng gì?
Sâm cau quy kinh vào Thận, Can, Tỳ, từ đó có thể chữa liệt dương, yếu sinh lý, ngực bụng tay chân lạnh.
Thực sự sâm cau ngâm rượu có rất nhiều tác dụng. Thông thường thì sâm cau sử dụng để bồi bổ sức khỏe, cải thiện sức khỏe sinh lý.
Chữa các bệnh nam giới tinh lạnh, liệt dương, xuất tinh sớm, vô sinh, người già đái són, lạnh da, kém ăn, tê thấp, lưng gối vận động khó khăn, suy nhược cơ thể.
Ngoài ra còn có thể dùng thân rễ sâm cau làm thuốc chữa bệnh ngoài da, hen, loét dạ dày tá tràng, tiêu chảy, nhức đầu…
không chỉ có thế, gần đây trong nghiên cứu được công bố của các nhà khoa học thì sâm cau có các tác dụng sau:
Tăng nội tiết tố nam.
Giúp kích thích ham muốn tình dục mạnh
Tang hưng phấn
Cải thiện hiệu quả sinh hoạt tình dục.
Ngày nay với tiến bộ y học trong tây y, sâm cau được chiết xuất và sử dụng các thành phần để bào chế các loại thuốc có tác dụng:
Tăng cường miễn dịch, tráng kiện sức khỏe
Tăng sức đề kháng và sự dẻo dai
Tăng khả năng sinh lý nam, kéo dài thời gian quan hệ,
Chữa đau lưng, nhức mỏi, tê mỏi tay chân, phong hàn cảm lạnh.
Sâm cau đỏ chữa hiếm muộn: Sâm cau đỏ có tác dụng, tăng sức khỏe tinh binh, tăng số lượng tinh binh. Từ đó lấy là trong số ít loại dược liệu giúp chữa hiếm muộn rất tốt.
Tăng lưu chuyển máu trong cơ thể, làm cơ thể hoạt năng, minh mẫn.
Giảm thiểu tình trạng tiểu tiện không kiểm soát
Ở các quốc gia khác đây cũng là bài thuốc quý, được dùng rộng rãi ở nhiều quốc gia. Trung quốc dùng sâm cau đỏ chữa suy nhược, điều hòa kinh nguyệt, Ấn độ, Nepal dùng làm thảo dược tăng sinh lý.
Ngoài ra đây cũng là một loài sâm quý, giú tăng cường sức khỏe, hệ miễn dịch và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh bên ngoài
Những tác dụng khác của sâm cau đỏ
Tác dụng trị loãng xương: Phenolic có trong sâm cau giúp bảo vệ xương khỏi các tác nhân gây loãng xương.
Giải độc gan, chóng lão hóa: curculiginis A và curculigol có trong sâm cau giúp giải độc gan và làm chậm tốc độ già đi của tế bào, giúp hệ thần kinh hưng phấn
Hạ đường huyết: Đây cũng là một bài thuốc hay để giúp giảm huyết áp cực tốt. Còn đối với người bị huyết áp thấp tuyệt đối không nên dùng
Cách sắc thuốc sâm cau dùng bồi bổ cơ thể
Mỗi ngày dùng 30gr sâm cau sao vàng sắc với 500ml còn 200ml, chia làm 2 lần uống trong ngày sau 2 bữa ăn chín.
Cách chế biến sâm cau
Chuẩn bị: 1kg sâm cau đỏ tươi hoặc khô
Sâm cau tuy tốt những vẫn có một ít độc tính. Cần phải biết cách loại bỏ độc tính trước khi nấu hoặc ngâm rượu, nếu không sẽ phản tác dụng.
Để loại bỏ độc tố có trong sâm cau, các bạn sau khi rửa kỹ sâm cau cần ngâm với nước vo gạo trong vòng 2 tiếng. Phải ngâm ngập cả củ, không được chừa phần nào lên trên mặt nước.
Sauk hi ngâm xong rửa lại với nước và để ráo. Nếu dùng sâm tươi thì lúc này có thể đem ngâm rượu. Nếu dùng khô thì thái lát sau đó phơi thật khô là ngâm được
Cách chọn sâm cau đúng chất lượng để ngâm
Lựa những củ sâm không quá già, bên ngoài vỏ màu đỏ, bên trong ruột màu trắng. Có mùi thơm ngọt thì thử cắn một miếng. Đừng lựa những củ sâm bên ngoài có màu nâu, vì đó là sâm đã quá già, không còn chất để ngâm nữa
Cách ngâm:
Với sâm cau tươi, cho vào bình sao cho đẹp, sau đó đổ rượu vào ngâm theo tỷ lệ 1kg sâm cau ngâm với 3 lít rượu trong vòng ba tháng là có thể dùng được, có thể cho thêm 200ml mật ong
Với sâm cau khô ta cho vào chảo sao vàng, đến khi có mùi thơm cháy. Sau đó cho vào bình và đổ rượu vào với tỷ lệ 1kg sâm cau với 10 lít rượu ngon 42 độ. Ngâm trong vòng một tháng là sử dụng được.
Nếu sau khi ngâm đến thời hạn uống được, rượu ngã màu vàng là đạt yêu cầu. Đến lúc này bạn có thể thưởng thức rượu được rồi đấy.
Cách ngâm rượu sâm cau kết hợp với ba kích và dâm dương hoắc tăng cường tác dụng
Chuẩn bị: 1Kg sâm cau đỏ, 0.5kg ba kích và 0.5kg dâm dương hoắc
Sơ chế:
Sâm cau đỏ tươi rửa sạch, sau đó ngâm với nước vo gạo 2 tiếng. Sau đó rửa sạch lại bằng nước rồi để ráo.
Ba kích tím tươi loại bỏ ruột, sửa sạch để ráo
Dâm dương hoắc rửa sơ với rượu pha loãng
Cách ngâm: Cho tất cả vào bình ngâm, sau đỏ đổ 10 lít rượu ngon vào, đậy kín nắp và ngâm trong ba tháng là có thể dùng được.
Chú ý: Bảo quản nơi khô ráo thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời.
Đối tượng sử dụng sâm cau đỏ
Người bị suy giảm tinh lực
Người bị yếu sinh lý như xuất tinh sớm, liệt dương
Người ốm yếu, cơ thể suy nhược
Người già đau nhức mỏi cơ, tê tay chân
Người bình thường có thể dùng sâm cau để tăng cường sức khỏe
Một số bài thuốc có sử dụng sâm cau:
Giúp bồi bổ cơ thể: Sâm cau đỏ đã qua sơ chế, thái lát, phơi khô, sao vàng. Mỗi ngày dùng 5gr hãm với 300ml nước sôi trong mười phút. Uống thay trà hằng ngày.
Trị phong thấp, lưng lạnh đau, thần kinh suy nhược: Sâm cau đỏ khô sao vàng 50gr, ngâm với 500ml rượu trong 10 ngày. Mỗi ngày dùng 2 lần sau bữa ăn chính, mỗi lần một ly nhỏ.
Chữa yếu sinh lý: Sâm cau đỏ đã qua sơ chế bằng nước vo gạo, phơi sấy khô, sao vàng sau đó tán thành bột mịn. Trộn với một lượng vừa đủ mật ong, vo lại thành viên to bằng đầu ngón tay út. Ngày uống 2 lần, mỗi lần một viên. Bài thuốc giúp tráng dương bổ thận rất tốt.
Chữa liệt dương: Sâm cau, sâm bố chính, cam thảo nam, ngũ gia bì mỗi loại 8gr. Đem tất cả rửa sạch, sắc với 500ml trong 20 phút, chia làm 3 lần uống trong ngày. Uống liên tục trong 10 ngày sẽ thấy tình trạng thuyên giảm
Lưu ý khi dùng sâm cau chữa bệnh
Sâm cau ngâm rượu tốt là thế nhưng vẫn cần có những lưu ý cần biết trong quá trình sử dụng. Tính độc có trong sâm cau đỏ nếu không được loại bỏ sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ. Gây hao tổn tinh lực, mệt mỏi nếu sử dụng quá liều lượng. Với những bệnh nhân mắc chứng âm hư, sâm cau đỏ gây khó chịu, rực người, cơ thể mệt mỏi. Những người có vấn đề về thận củng không nên sử dụng rượu sâm cau. Như đã nói là vì trong sâm cau có độc tố do đó không nên quá lạm dụng vào rượu này tránh gây tổn hại đến sức khỏe.
Dùng sâm cau đỏ với liều lượng vừa phải, nếu không gây cường dương quá mức làm hao tổn tinh lực. Người hư yếu không dùng được.
Những người bị hỏa vượng không dùng được sâm cau vì sẽ gây rất nóng.
Nhớ sơ chế không được bỏ qua bước ngâm với nước vo gạo khoản 2 tiếng, đây là bước giúp loại bỏ hết độc tố có trong sâm cau.
Xem thêm:
Cách phân biệt sâm cau với cây bồng bồng
Trong tự nhiên sâm cau khá giống rễ cây bồng bồng. Cộng thêm việc đây là loại dược liệu quý, có giá thành khá đắt đỏ nên có nhiều tiểu thương bị lợi nhuận che mắt đã lấy rễ bồng bồng trộn vào sâm cau để bán. Vì vậy các bạn cần chú ý lựa chọn những nơi uy tín để mua và biết cách phân biệt hai loại rễ này.
Cách phân biệt đơn giản nhất là rễ bồng bồng là rễ cây gỗ, rất cứng
Rễ sâm cau đỏ mền, trong ruột xốp, và có mùi thơm nhẹ, ngậm có vị hơi chát.
Địa điểm giao hàng: Quận 1, Quận 2, Quận 3, Quận 4, Quận 5, Quận 6, Quận 7, Quận 8, Quận 9, Quận 10, Quận 11, Quận 12, Quận Thủ Đức, Quận Gò Vấp, Quận Bình Thạnh, Quận Tân Bình, Quận Tân Phú, Quận Phú Nhuận, Quận Bình Tân, Huyện Củ Chi, Huyện Hóc Môn, Huyện Bình Chánh, Huyện Nhà Bè, Huyện Cần Giờ.
Nguồn: Thảo dược Nam Cang
BS Nguyễn Thanh Hà là bs có tiếng tại bệnh viện đa khoa Sa Đéc, Đồng Tháp thuộc chuyên khoa y học cổ truyền. Có gần 20 năm kinh nghiệm về y dược học và làm việc tại đây.
+ Nhận bằng BS chuyên khoa y Dược năm 1993 tại Đại học Y khoa Sofia, Bulgaria
+ Nhận bằng TS chuyên khoa Y Dược năm 2012 tại Đại học Y Hà Nội
+ Nguyên Phó trưởng khoa y Dược bệnh viện đa khoa Sa Đéc
+ Nguyên Phó trưởng Bộ môn Y Học Cổ Truyền bệnh viện đa khoa Sa Đéc
+ Hội viên Hội y dược danh dự quốc tế
==> Sau gần 20 năm làm việc, Bác Sĩ Nguyễn Thanh Hà đã thành lập website Thảo Dược Nam Cang để chia sẻ kiến thức y dược cũng như các sản phẩm tự nhiên chữa bệnh.
#bacsithanhha #bsthanhha #duocsithanhha
Long –
Giá tốt sản phẩm chất lượng