Từ rất xưa cha ông ta đã xem khổ qua rừng như một bài thuốc dân gian đồngể chữa trị các loại bệnh và được sử dụng cho tới ngày nay. Đặc biệt là căn bệnh tiểu đường.
Mục lục
Khổ qua rừng là cây gì?
Thảo dược khổ qua rừng có tên khoa học là Momordica charantia, thuộc họ bầu bí (Cucurbitaceae), bộ bầu bí (Cucurbitales). Còn gọi là mướp đắng rừng. Một số tên gọi khác nhưng không phổ biến như Lại Bồ Đào, Hồng Cô Nương, Lương Qua, Hồng Dương.
Khổ qua rừng thuộc loại thân leo, là loại cây ngắn ngày, sống quanh năm, dây leo bằng tua cuốn, thân có cạnh có thể bò dài lên đến 3 mét. Là dòng họ với các loại bầu bí.
Mô tả sinh học: Hoa qua rừng có màu vàng nhạt, có cuốn dài ở nách lá. Các lá mọc sole, có dạng hình bầu dục, mép khía răng. Mặt dưới của lá có màu nhạt hơn phần trên. Trái có hình thoi, sần sùi, có nhiều gai nhọn, dài khoảng 3 đến 5 centimet. Khi quả chín có màu vàng hồng, hạt giống như hạt bầu, bí, quả rất nhỏ, quả có khổ lớn thì cũng chỉ bằng ngón chân cái. Trái khổ qua rừng đắng hơn các loại khổ qua thông thường được bán rất nhiều trên thị trường. Nó còn được nhiều người biết đến bởi vị đắng nhất trong các loại rau quả.
Mướp đắng rừng thường mọc hoang ở những vùng rừng núi, những bãi đất trống, đất đỏ. Vì sao trái mướp đắng rừng lại được xem là một dược liệu? Trong trái khổ qua rừng có một loại tinh dầu rất thơm là Saponin, Alcaloid Momordicin, Glucoisd và Charantin. Ngoài ra còn có các Vitamin E, B1, B2, A, K, C, Carotein. Hạt còn chứa dầu và chất đắng có nhiều Betain, lipid, Phospho, Canxi, Magie, Adenin, carbohydrat, khoáng chất như sắt, kẽm, Kali…
Các phần như ngọn, quả, lá non và rễ của dược liệu khổ qua rừng đều có thể sử dụng được. Chế biến thành các món ngon, phong phú trong bữa ăn gia đình. Có thể phơi khô uống làm trà, uống lâu dài và hoàn toàn không kỵ thuốc tây.
Phân bố
Đây là loài cây phổ biến trên thế giới. Được tìm thấy ở nhiều châu lục và các quốc gia khác nhau từ Tây sang Á. Ở Việt Nam, cây khổ qua rừng có thể mọc ở nhiều vùng đồi núi khác nhau.
Ở Việt Nam loại dược liệu này thường mọc nhiều ở miền trung, ven đường, bụi rậm, ở trong những cánh rừng thưa.
Để không phải nhầm lẫn giữ khổ qua rừng và khổ qua trồng
Do có cùng họ với nhau nên thoạt nhìn 2 loại cây này nhìn na ná nhau. Tuy nhiên do cây trồng có nhiều phân và thuốc, nên dây to, lá to và quả to hơn nhiều quả rừng. Vị đắng khổ qua rừng cũng đắng hơn nhiều khổ qua nhà
Đây là món rau ăn hằng ngày của các hộ dân vùng núi. Đi rừng một buổi là có thể thu về vài kí lá khổ qua và quả khổ qua rừng. Đem phơi khô hoặc luộc tươi làm món rau ăn rất bổ dưỡng.
Khổ qua nhà do có nhiều phân thuốc nên thường chúng ta chỉ ăn quả tươi sau khi thu hoạch.
Thành phần hóa học trong quả:
Trong khổ qua rừng có nhiều chất tốt cho quá trình trao đổi axit amin trong cơ thể, gồm có nước, Lipid, Năng lượng, Carbohydrat, Đường, chất xơ thực phẩm, chất béo
Khổ qua rừng có tác dụng gì?
Việc đầu tiên phải nói đến là khả năng điều trị bệnh đái đường của loại thảo dược này. Dược liệu khổ qua rừng giúp chuyển hóa lượng đường trong máu rất nhanh chỉ với một hàm lượng nhỏ. Đái tháo đường là bệnh nan y có số lượng tử vong cao. Khổ qua rừng chữa bệnh tốt không Tuy nhiên nếu phát hiện và được chữa sớm thì có thể ngăn ngừa và dứt điểm bệnh này. Hiện nay có rất nhiều phương thức nhưng khách hàng luôn quan tâm đến các biện pháp từ tự nhiên hơn. Và trái khổ qua rừng là một trong những giải pháp tuyệt vời cho bệnh này.
Vì đặc tính có vị đắng, tính mát không độc, có khả năng thanh nhiệt, tiêu độc khổ qua rừng còn hỗ trợ trị liệu một số bệnh khác: như mất ngủ
Phòng chống ung thư. Trong Thảo dược Cây Thuốc Rừng trái khổ qua rừng có chứa hàm lượng vitamin C cao, protein giúp tăng cường hệ miễn dịch và chống lại các tế bào ung thư trong cơ thể. Là loại dược liệu đắt lực cho các người bệnh đang chữa ung thư bằng tia xạ.
Giúp ổn định và giảm đường huyết, bớt bệnh huyết áp, giảm mỡ trong máu, mỡ trong gan, xơ vữa động mạch vành, tắc nghẽn động mạch máu. Nhờ sự tăng oxy hóa glucuzo, ức chế các men tổng hợp.
Thảo dược khổ qua rừng còn giúp giảm béo. Là phương thuốc chất lượng cho những người mắc phải bệnh Gout. Bởi nó có công dụng giảm lượng axit uric.
Trị nám sạm, mụn nhọt. Đào thải các độc tố trong gan làm cho da trở nên mịn màng.
Khổ qua còn chữa những bệnh hay gặp hằng ngày như say nắng, sốt, ho, thấp khớp và còn có thể nấu nước để tắm cho con nít để trị rôm sảy.
Lưu ý: các mẹ đang mang thai và cho con bú không nên uống thảo dược khổ qua rừng. Không dùng với con nhỏ.
Cách dùng khổ qua rừng
Đây là bài thuốc quý chữa nhiều bệnh nhưng cũng cần dùng đúng cách để đạt hiệu quả cao nhất. Cách dùng khổ qua rừng đúng chuẩn để tốt nhất cho cơ thể và cho căn bệnh tiểu đường đầy nguy hiểm.
Cách dùng: 50gr trà khổ qua rừng khô hãm đun với 1l nước sôi trong 20p, uống thay nước trong ngày.
Cũng có thể dùng hãm như trà uống hằng ngày 20gr với 1 bình trà, hãm 5p là dùng được, hết nước có thể châm them đến khi nào nhạt thì thôi.
Món ăn bổ dưỡng từ khổ qua rừng
Quả và dây khổ qua tươi là nguồn rau củ cực kỳ giàu dinh dưỡng cho người còn hơn cả khổ qua nhà về nguồn dinh dưỡng như:
- Khổ qua xào trứng
- Khổ qua rừng xào thịt
- Khổ qua rừng nhồi thịt hấp
- Lẩu khổ qua rừng cá thác lác
Hiện nay khổ qua rừng tươi cũng được bày bán khá nhiều nên chúng ta cũng dễ dàng làm những món ăn với khổ qua rừng
Tự làm trà khổ qua rừng tại nhà
Nếu muốn dùng như trà hằng ngày với khổ qua rừng tươi. Chúng ta có thể thực hiện theo cách sau:
Chuẩn bị: 2kg khổ qua rừng tươi, rửa sạch, để ráo nước
Cách làm: Thái lát mỏng khổ qua rừng giữ nguyên cả hạt mà thái
Sau đó đem phơi khô ở bóng râm, còn nếu muốn nhanh có thể phơi nắng. Để tránh bụi bám vào có thể dùng 1 lớp vải mỏng phủ lên trên bề mặt khổ qua rừng đang phơi.
Như thế này là có thể dùng làm trà uống hằng ngày. Nếu muốn ngon hơn nữa thì dùng chảo để trên bếp cho nóng, sau đó cho khổ qua rừng khô vào sao vàng cho đều. Đến khi khổ qua rừng có màu vàng đẹp, mùi thơm cháy. Sau đó để nguộn, cho vào lọ trà đậy nắp đóng chặt. Cũng có thể dùng cả dây, lá, rễ làm như cách trên làm ra trà khổ qua rừng đều cho hiệu quả rất tốt.
Cách hãm trà: Lấy vài lát khổ qua rừng khô cho vào bình, hãm với nước vừa sôi trong 5p là dùng được, chúng ta có thể cho them mật ong, đá lạnh, cỏ ngọt để thay đổi mùi vị dùng hằng ngày không thấy nhạt nhẻo
Xem thêm:
Các dạng chế phẩm từ khổ qua rừng
Trên thị trường có các dạng bào chế từ quả và dây khổ qua rừng như khổ qua rừng viên tròn, viên nang khổ qua rừng, tinh chất khổ qua rừng để phục vụ một số khách hang có nhu cầu dùng nhanh, gọn, tiện lợi hoặc họ không thể uống quá đắng, do khổ qua rung khá đáng. Tuy nhiên được lợi này sẽ gặp bất lợi khác đó là có thể sản phẩm không được nguyên chất, những cơ sở không uy tín có thể pha trộn khổ qua rừng với tạp chất nhằm giảm chi phí tang lợi nhuận. Vì thế chúng tôi khuyên các bạn nên sử dụng khổ qua rừng khô tự nhiên để đảm bảo chất lượng nhất, chỉ cần pha như nước trà là có thể dùng cả ngày, có thể đem đến công ty, bỏ trong ngăn mát uống rất ngon
Khổ qua rừng có tác dụng phụ không?
Tuy đây là một vị thảo dược quý, chữa được nhiều bệnh tuy nhiên vẫn có một số tác dụng phụ. Vì thế trước khi dùng các bạn nên tìm hiểu kỹ các tác dụng phụ có nguy cơ gặp phải khi dùng khổ qua rừng nhé.
Kích thích co bóp tử cung: Có thể dẫn đến sảy thai nếu người mẹ đang mang thai mà dùng nhiều khổ qua rừng. Vì thế phụ nữ mang bầu nên hạn chế dùng khổ qua rừng, nếu bị tiểu đường hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng
Không tốt cho sữa mẹ: Các mẹ đang cho con bú không nên dùng khổ qua rừng dù là dạng tươi hay dạng phơi khô hãm trà. Trong khổ qua rừng có các thành phần không tốt cho sữa mẹ, nếu người mẹ ăn phải sẽ ảnh hướng đến sữa cho con bú. Những ảnh hưởng này không sao đến cơ thể người mẹ nhưng là vấn đề lớn đối với con chúng ta thông qua sữa mà chúng ta cho con bú.
Đau đầu, đau bụng: Thành phần của mướp đắng có một chất gọi là Vicine gây ra các triệu chứng đau bụng, nhức đầu. Đối với người sức khỏe tốt sẽ không sao nhưng nếu cơ thể chúng ta đang yếu như vừa hết bệnh, hoặc người mẹ vừa sinh con xong rất nhạy cảm với sức khỏe, miến dịch kém sẽ dễ gây ra các triệu chứng như trên.
Không tốt cho đường tiêu hóa: Những người bị bệnh đường tiêu hóa không nên sử dụng khổ qua rừng vì có thể gây ra các triệu chứng tiêu chảy, kiết lỵ, và các bệnh tiêu hóa khác
Tuột huyết áp: Khổ qua rừng có tác dụng điều hòa huyết áp khi huyết áp cao, vì vậy nếu bị huyết áp thấp mà uống khổ qua rừng thì có thể có các triệu chứng như chóng mặt, buồn nôn thậm chí là ngất xỉu. Đối với người bình thường khi dùng quá liều lượng khổ qua rừng cũng có thể có các triệu chứng trên
Lưu ý khi dùng khổ qua rừng chữa bệnh
Do vừa là một vị thuốc quý, vừa có một số tác dụng phụ nhất định, vì vậy khi dùng khổ qua rừng các bạn nhất thiết phải lưu ý một số vấn đề.
Không dùng khổ qua rừng cho những người sau:
Phụ nữ mang thai và sau sinh.
Người hay bị đau đầu.
Người bị huyết áp thấp.
Người có đường tiêu hóa kém.
Người bị bệnh thận.
Với những người như trên nếu muốn dùng khổ qua rừng trị bệnh hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng, không nên tự tiện dùng khổ qua rừng theo lời của bất kỳ ai, có thể mang lại những tác dụng và hậu quả không mong muốn
Tóm lại khổ qua rừng là một loại dược liệu rất tốt cho bệnh tiểu đường, cho sức khỏe, rẻ tiền và dễ tìm kiếm. Tuy nhiên cần dùng đúng cách để mang lại hiệu quả tốt nhất, và hơn hết là tìm và mua được những sản phẩm khổ qua rừng chất lượng, để chăm sóc sức khỏe từ thiên nhiên an toàn, hiệu quả cho chính mình. Người dùng hãy là người sử dụng thông minh. Dùng đúng cách, mua đúng sản phẩm chất lượng và đúng liều lượng để đạt được kết quả tốt nhất cho cơ thể. Những thông tin trên của Nam Cang hy vọng có thể giúp cho bạn có cái nhìn toàn diện hơn về tác dụng của loại thảo dược này.
Địa điểm giao hàng: Quận 1, Quận 2, Quận 3, Quận 4, Quận 5, Quận 6, Quận 7, Quận 8, Quận 9, Quận 10, Quận 11, Quận 12, Quận Thủ Đức, Quận Gò Vấp, Quận Bình Thạnh, Quận Tân Bình, Quận Tân Phú, Quận Phú Nhuận, Quận Bình Tân, Huyện Củ Chi, Huyện Hóc Môn, Huyện Bình Chánh, Huyện Nhà Bè, Huyện Cần Giờ.
BS Nguyễn Thanh Hà là bs có tiếng tại bệnh viện đa khoa Sa Đéc, Đồng Tháp thuộc chuyên khoa y học cổ truyền. Có gần 20 năm kinh nghiệm về y dược học và làm việc tại đây.
+ Nhận bằng BS chuyên khoa y Dược năm 1993 tại Đại học Y khoa Sofia, Bulgaria
+ Nhận bằng TS chuyên khoa Y Dược năm 2012 tại Đại học Y Hà Nội
+ Nguyên Phó trưởng khoa y Dược bệnh viện đa khoa Sa Đéc
+ Nguyên Phó trưởng Bộ môn Y Học Cổ Truyền bệnh viện đa khoa Sa Đéc
+ Hội viên Hội y dược danh dự quốc tế
==> Sau gần 20 năm làm việc, Bác Sĩ Nguyễn Thanh Hà đã thành lập website Thảo Dược Nam Cang để chia sẻ kiến thức y dược cũng như các sản phẩm tự nhiên chữa bệnh.
#bacsithanhha #bsthanhha #duocsithanhha
Văn –
Khổ qua rừng chữa tiểu đường rất tốt, mình đã uống và thấy rất hiệu quả