Rễ đinh lăng từ thời Hải Thượng Lãn Ông được gọi là nhân sâm của người Việt. Đủ biết công dụng chữa bệnh của nó tốt như thế nào. Vì thế trong dân gian xưa nay đều trồng rất nhiều loại cây dược liệu này vừa để làm cảnh, vừa để làm thuốc. Nhà nào trồng được cây càng lâu năm thì xem như là có một báu vật không thua gì nhân sâm
Mục lục
Đinh lăng là cây gì?
Cây đinh lăng có tên khoa học là Polyscias Fruticosa. Thuộc họ ngũ gia bì Araliaceae. Trong y điển còn có các loại tên khác như cây gỏi cá, nam dương sâm, nhân sâm việt.
Phân bố: Cây trồng nhiều nhất ở miền Trung và Bắc nước ta. Trước đây nó được trồng nhiều làm hang rào chứ không mấy khi trồng làm thuốc vì người dân ít được biết tới cây này. Gần đây có nhiều nghiên cứu khoa học về loại cây này và thời đại internet lên ngôi cho nên nhiều người biết đến loại cây này và dần dần nó được nhiều người trồng làm thuốc nhiều hơn
Bộ phận dùng: Hầu như tất cả các bộ phận của cây đều có thể dùng làm thuốc từ rễ, thân, lá, củ. Nhưng dược liệu nhiều nhất và dùng làm thuốc nhiều nhất đó là rễ đinh lăng, có thể sắc uống hoặc ngâm rượu cực kỳ tốt.
Thu hái và chế biến: Những cây đinh lăng trên ba năm tuổi chúng ta đào rễ về rửa sạch. Sau đó có thể dùng tươi hoặc phơi khô đều là những dược liệu quí
Thành phần hóa học: Các nghiên cứu đã cho kết quả rằng trong củ đinh lăng có các dược chất quý như alcaloit, glucoside, saponin, tannin, flavonoid, vitamin B1 các axit amin tối cần thiết trong đó có lysin, cystein và methionine.
https://www.youtube.com/watch?v=CCbV2XYxZqM
Ở Việt Nam cây dược liệu này đã được nghiên cứu từ những năm 60 của thế kỷ trước. Kết quả nghiên cứu những thành phần có trong cây nhân sâm hầu như đều có trong cây này. Quý giá là thế nên nhiều năm trước, các thương lái dược liệu Trung Quốc qua Việt Nam mua cùng giết tận những cây đinh lăng dù con non chưa đủ tuổi thu hái, khiến Việt Nam bị mất đi một phần dược liệu quý ra nước ngoài.
Nghiên cứu khóa học về cây đinh lăng.
Viên y học quân sự Việt Nam đã dành nhiều năm để nghiên cứu loại dược liệu quý giá này và cho kết quả rất khả quan về tác dụng của đinh lăng như tăng cường sức chống chịu và độ dẻo dai của cơ thể giống như tác dụng của củ tam thất hoặc nhân sâm hàn quốc,
Giáo sư Ngô Ứng Long cùng với Bác sĩ Xavaev đã nghiên cứu về tác động của đinh lăng lên người của phi hành gia và cho ra kết quả khi các phi hành gia dùng thuốc có thành phần đinh lăng làm cho cơ thể chịu đựng tốt hơn với các điều kiện đầu dốc ngược, không trọng lượng. Do vậy một thời gian dài đinh lăng dùng để bào chế thuốc tăng cường cho các phi hành gia ngoài không gian.
Có bao nhiêu loại đinh lăng?
Có nhiều loại đinh lăng trong tự nhiên, vì vậy bạn cần phân biệt được đâu là loại đinh lăng có nhiều dược tính nhất để tránh mua lầm.
Đinh lăng lá nếp: Chính là loại đinh lăng được nhắc đếntrong hầu hết các sách về đông y. Cây có đặc điểm thân nhẵn, lá nhỏ và hơi xoăn. Rễ chùm, nhiều và mềm. Vỏ rễ dày, thịt rễ có giá trị dược lược cao.
Đinh lăng lá tẻ (còn gọi là đinh lăng lá to, lá rang): Đây là một họ trong cây đinh lăng, có tên khoa học là Polyscias filicifolia: Thân đinh lăng lá to xù xì, lá to. Rễ ít và cứng. Vỏ mỏng, củ không to, ít có tác dụng dược liệu
Đinh lăng lá răng: hay còn gọi đinh lăng lá nhuyễn, cây có tên khoa học Polyscias serrata Balf, thân đinh lăng màu xám trắng. Lá xẻ răng cưa. Thân nhỏ, thường được bỏ trong chậu kiểng nhỏ và trang trí trên bàn, chứ không dùng làm thuốc gì nhỏ, ít chất dược liệu.
Đinh lăng lá tròn: Cây có tên khoa học là Polyscias balfouriana, một họ khác của đinh lăng. Mép lá trắng và bên trong màu xanh, lá có hình gần tròn, khá dễ phân biệt.
Trên đây là ba loại đinh lăng phổ biến nhất trong dân gian, ngoài ra trong tự nhiên còn có các loại đinh lăng khác hiếm gặp hơn như:
Đinh lăng đĩa: có tên khoa học là polyscias scutellaria. Loại này lá to như chiếc đĩa và hiếm gặp.
Đinh lăng mép lá bạc: Tên gọi khác là đinh lăng viền bạc hoặc đinh lăng trổ, cây có tên khoa học là P. guilfoylei var. laciniata. Thường được dùng để làm bonsai chứ không dùng làm thuốc.
Đinh lăng lá vằn: Cây có tên khoa học là Polyscias guilfoylei, cây có màu lá tương tự đinh lăng lá tròn, mép lá có hình gân cưa và dài.
Tất cả những y điển khi nói về đinh lăng đều nói đến đinh lăng lá nếp. Vì vậy khi mua các bạn cần tìm đúng loại đinh lăng này mới cho hiệu quả tốt nhất, có nhiều giá trị dược liệu nhất
Củ đinh lăng có tác dụng gì?
- Rễ đinh lăng hay củ đinh lăng có nhiều tác dụng chữa bệnh như:
- Ổn định huyết áp khi huyết áp cao.
- Tăng cường hô hấp.
- Tác dụng lợi niệu.
- Tăng sức đề kháng cơ thể
- tăng sức khỏe và sức dẻo dai của cơ thể y hệt như tác dụng của nhân sâm.
Rễ đinh lăng ngâm rượu có tác dụng gì?
Đinh lăng ngâm rượu bà bài rượu thuốc quý từ xưa ông cha ta sử dụng và cho hiệu quả rất tốt chữa các loại bệnh sau:
Tăng cường sứckhỏe và sự dẻo dai
Đây là dược tính tốt nhất và khiến đinh lăng trở nên quý giá đến như vậy, khi dùng đinh lăng, sức đề kháng cơ thể sẽ tăng lên đáng kể, giúp cơ thể phòng ngừa bệnh tật tốt hơn.
Đào thải độc tố bên ngoài cơ thể
Một mình đinh lăng thì không thể nhưng khi chúng ta dùng bài thuốc vài loại dược liệu kết hợp cùng nhau thì đinh lăng giúp đào thải độc tố rất tốt
Chống mệt mỏi cho cơ thể
Uống rượu đinh lăng sẽ chống lại hiện tượng chán ăn, mệt mỏi, mất ngủ, ngủ không sâu giấc, làm tăng năng suất lao động.
Các bài thuốc chữa bệnh từ rễ đinh lăng
Bài thuốc chống mệt mỏi, buồn ngủ: Rễ đinh lăng khô, thái mỏng. Đun sôi với 300ml nước trong 15 phút, chia làm 2 lần uống trong ngày, sau ba ngày sẽ thấy hiệu quả rõ rệt
Bài thuốc chữa trị tắc tia sữa, căng vú sữa:
Bài 1: 20gr rễ đinh lăng, sắc với 300ml nước còn 150ml, uống ngày sau khi sắt để còn ấm, ngày sắc và uống hai lần.
Bài 2: 40gr rễ đinh lăng, gừng tươi 3 lát, sắt với 500ml nước còn 250ml, chia làm 2 lần uống trong ngày.
Bài 3: 50gr lá đinh lăng tươi, nấu với 1l nước sôi trong 5 phút, cho vào bình giữ nhiệt uống cả ngày khi còn ấm
Bài thuốc trị sưng đau cơ khớp, hoặc vết thương chảy máu.
Dùng lá đinh lăng tươi giã nát, đắp lên vết thương, vùng vết đau, sẽ giúp cầm máu vết thương, chóng lành các vết sung đau cơ khớp
Bài thuốc trị phong thấp gây tê nhức tay chân, đau mỏi lưng gối
Chuẩn bị 40gr thân đinh lăng, 10gr xấu hổ, 10gr lá lốt, 10gr bưởi bung và 10gr cúc tần. Tất cả đều ở dạng khô. Đem tất cả sắc với 600ml nước còn 300ml nước. Chia làm 3 lần uống trong ngày sau các bữa ăn.
Bài thuốc chữa chứng thiếu máu
Dùng rễ đinh lăng 100gr, hoàng tinh 100gr, thục địa 100gr, hà thủ ô 100gr và tam thất 20gr. Tất cả tán bột mịn để dùng dần. Mỗi ngày lấy ra 100g sắc uống với 500ml còn 250ml chia làm 3 lần uống trong ngày.
Bài thuốc chữa sốt, ho, khát, nhức đầu, nước tiểu vàng, đau tức ngực
Chuẩn bị rễ đinh lăng tươi 30gr, vỏ quýt 10gr, vỏ hoặc lá chanh 10gr, lá tre tươi 10gr, rễ cành lá sài hồ 10gr, rau má tươi 30gr, chua me đất 20gr và cam thảo dây 30gr.
Tất cả rửa sạch cho vào ấm, đổ vào 500ml, ấn chặt, sắc đến khi còn 250ml, chia ra thành 3 lần uống trong ngày, sau hai ngày sẽ thấy đỡ ngay.
Bài thuốc trị liệt dương
Liều lượng: Rễ đinh lăng, ý dĩ, hoài sơn, hà thủ ô, hoàng tinh, long nhãn, kỷ tử và cám nếp mỗi vị 12g; cao ban long và trâu cổ mỗi vị 8g; sa nhân 6g
Đem các vị trên sắc với 500ml còn 250ml, chia làm 3 lần uống trong ngày. Sau một tháng cơ thể sẽ sung mãn trở lại
Cách ngâm rượu đinh lăng
Nguyên liệu:
-Rễ cây đinh lăng, càng già càng tốt, thời gian tối thiểu là từ 3-5 năm (Chọn cây đinh lăng lá nhỏ mới chất lượng).
– Rượu nồng độ 40-42.
– Bình thuỷ tinh.
Cách thực hiện:
Bước 1: Rễ cây đinh lăng các bạn nên rửa cho thật sạch từng kẽ đất. Dùng dao để cạo phần thân nối với củ, phần này là phần gần mặt đất để giúp cho củ trông đẹp và rượu khi ngâm không bị tanh, sau đó rửa qua nước cho sạch lần nữa rồi để cho ráo nước.
Bước 2: Khi củ đã ráo nước các bạn xếp củ vào bình rồi tạo dáng cho củ. Sau đó đổ rượu vào, các bạn chú ý là nên canh tỷ lệ 7 lít rượu: 1 kg đinh lăng, cứ theo tỷ lệ này mà canh chỉnh cho hợp lý. Tỷ lệ này giúp cân đối liều lượng của rượu đinh lăng, giảm thiểu tình trạng quá liều sẽ gây ra nôn ói, tiêu chảy.
Thời gian ngâm khoảng 100 ngày thì có thể sử dụng được, tất nhiên rượu thì càng ngâm thời gian lâu càng tốt Thời gian ngâm khoảng 6 – 10 tháng sẽ thu được rượu ngon nhất. Chúc các bạn thành công với rượu đinh lăng tươi này nhé!
Với cách ngâm rượu đơn giản, rất dễ để thực hiện chúng ta đã có được 1 hũ rượu hảo hạng để bồi bổ cơ thể rồi phải không nào?
Hướng dẫn ngâm rượu củ đinh lăng khô
Thông thường, nếu vừa muốn đẹp vừa muốn tốt thì bạn nên chọn ngâm rượu đinh lăng tươi.
Còn nếu muốn tối ưu cả hương lẫn sắc và tác dụng tuyệt vời củ loại “thần dược” tự nhiên này thì bạn nên chọn ngâm rượu với đinh lăng khô thái lát sao vàng.
Rượu đinh lăng khô sẽ có hương vị thơm ngon hơn rất nhiều so với đinh lăng tươi.
Để ngam được rượu đinh lăng khô đòi hỏi bạn phải bỏ nhiều công sức và thời gian hơn một chút.
Bước 1: Làm sạch củ đinh lăng như với ngâm rượu đinh lăng tươi, để ráo nước hoặc lau khô.
Bước 2: Dùng dao sắc tháo lát cả rễ và củ đinh lăng, đem phơi khô từ 6 đến 7 nắng (phơi đinh lăng vào mùa hè sẽ nhanh khô và sạch hơn rất nhiều).
Bước 3: Đem đinh lăng đã phơi khô đi sao vàng ở chảo nóng với nhiệt độ nhỏ trong khoảng 5 – 7 phút rồi đổ ra để nguội. Làm thế này sẽ khiến rượu đinh lăng sau khi ngâm có mùi thơm đặc trung rõ rệt hơn).
Bước 4. Tiến hành ngâm đinh lăng đã sao vàng với rượu nếp 40 – 42 độ đã được chuẩn bị sẵn với tỉ lệ 1: 10 trong vòng tối thiểu 3 tháng.
Với đinh lăng khô bạn cần ngâm với tỉ lệ 1:10 bởi 1kg đinh lăng khô tương đương với khoảng 4kg đinh lăng tươi và hàm lượng saponin trong đinh lăng khô cũng nhiều hơn khi củ còn tươi.
Lưu ý: Dù ngâm đinh lăng khô hay tươi thì các bạn cũng cần chú ý bảo quản bình rượu của mình ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng để rượu không bị bay hơi, mất mùi.
Nếu không quá gấp gáp, bạn nên hạ thổ bình rượu ddinh lăng của mình trong khoảng 12 tháng mới cất lên dùng, như vậy chất lượng của rượu đinh lăng sẽ tuyệt vời hơn rất nhiều.
Cách sắc rễ đinh lăng uống
Cách sắt: 3g rễ khô, đun với 400ml nước trong 10 phút, dùng uống nước trong ngày.
Lưu ý: không nên dùng nhiều hơn 3gr một ngày vì trong thành phần của đinh lăng có chứa saponin cao, chất này nếu dùng đúng liều lượng rất tốt cho cơ thể nhưng nếu dùng quá liều sẽ gây chóng mặt say sẩm
Lưu ý khi dùng rễ đinh lăng chữa bệnh
– Làm tăng co bóp tử cung nhẹ, cho nên người đang mang thai không nên dùng củ đinh lăng
Những củ to hơn 10 năm tuổi thì phần chất chủ yếu nằm ở phần vỏ rễ, phần lỏi cứng bên trong không còn chất dinh dưỡng nữa
Saponin trong đinh lăng tuy rất tốt nhưng nếu dùng quá nhiều có thể gây say, mệt mỏi, tiêu chảy..
Xem thêm:
Những câu hỏi thường gặp
Những câu hỏi phổ biến về cây đinh lăng
Công dụng của cây đinh lăng lá kim
Uống nhiều nước lá đinh lăng có tốt không
Tác dụng của hoa cây đinh lăng
Có nên uống lá đinh lăng thường xuyên
Tắm lá đinh lăng có tác dụng gì
Cây đinh lăng lá nhuyễn có tác dụng gì
Tác hại của cây đinh lăng
Lá đinh lăng chữa đau đầu
Thân cây đinh lăng ngâm rượu được không
Đây là những câu hỏi về đinh lăng mà đa số người dùng hay hỏi chúng tôi. Đều đã được giải đáp trong bài viết. Hi vọng với bài viết này sẽ giúp các bạn có them kiến thức về cây dược liệu quý giá này.
Cần cẩn thận trước khi ra quyết định mua đinh lăng
Do giá trị dược liệu của đinh lăng rất cao cho nên nhiều cửa hang không uy tín thổi giá sản phẩm này lên tiền triệu 1kg. Đây là giá không hợp lý.
Hoặc một số cửa hang dùng đinh lăng lá lớn để thay cho đinh lăng lá nhỏ. Mà bạn biết rồi đấy đinh lăng lá lớn không có nhiều dược chất như loại lá nhỏ
Hoặc một thủ đoạn khác đó là nói sai tuổi của củ, những củ 2 năm thì nói 5 năm, những củ 5 năm thì nói 10 năm. Chỉ những người có đủ kinh nghiệm mới có thể phỏng đoán gần chính xác tuổi của củ đinh lăng, vì thế, khi mua hang các bạn cần lựa chọn những cửa hang uy tín để không bị tiền mất tật mang
Nguồn: Dược liệu Nam Cang
Địa điểm giao hàng: Quận 1, Quận 2, Quận 3, Quận 4, Quận 5, Quận 6, Quận 7, Quận 8, Quận 9, Quận 10, Quận 11,Quận 12, Quận Thủ Đức, Quận Gò Vấp, Quận Bình Thạnh, Quận Tân Bình, Quận Tân Phú, Quận Phú Nhuận, Quận Bình Tân, Huyện Củ Chi, Huyện Hóc Môn, Huyện Bình Chánh, Huyện Nhà Bè, Huyện Cần Giờ.
BS Nguyễn Thanh Hà là bs có tiếng tại bệnh viện đa khoa Sa Đéc, Đồng Tháp thuộc chuyên khoa y học cổ truyền. Có gần 20 năm kinh nghiệm về y dược học và làm việc tại đây.
+ Nhận bằng BS chuyên khoa y Dược năm 1993 tại Đại học Y khoa Sofia, Bulgaria
+ Nhận bằng TS chuyên khoa Y Dược năm 2012 tại Đại học Y Hà Nội
+ Nguyên Phó trưởng khoa y Dược bệnh viện đa khoa Sa Đéc
+ Nguyên Phó trưởng Bộ môn Y Học Cổ Truyền bệnh viện đa khoa Sa Đéc
+ Hội viên Hội y dược danh dự quốc tế
==> Sau gần 20 năm làm việc, Bác Sĩ Nguyễn Thanh Hà đã thành lập website Thảo Dược Nam Cang để chia sẻ kiến thức y dược cũng như các sản phẩm tự nhiên chữa bệnh.
#bacsithanhha #bsthanhha #duocsithanhha
Le Quang Thang –
Shop Bán rất tốt, nhất định ủng hộ