Phân biệt viêm đại tràng và hội chứng ruột kích thích

Đại tràng hay còn gọi ruột già là phần áp cuối trong hệ tiêu hóa, đại tràng dài khoảng 1,5 mét, rộng hơn ruột non. Qúa trình tiêu hóa ở ruột già không quan trọng, bỡi vì khi xuống đến ruột già các chất cần thiết cho cơ thể đã được hấp thụ gần hết ở ruột non.

Những cặn bả của thức ăn còn lại sẽ được đẩy xuống ruột già, ruột già sẽ làm nhiệm vụ hấp thụ nước và muối khoáng từ thức ăn còn lại, cùng với sự phân hủy của các vi khuẩn, tạo bã thức ăn thành phân, khi đủ lượng đại tràng sẽ co bóp tạo nhu động và bài tiết phân qua trực tràng và thải ra ngoài.

Khi nói đến viêm đại tràng thì bệnh nhân cần phân biệt rõ viêm đại tràng mạn tính (viêm loét đại tràng) và hội chứng ruột kích thích để tránh mắc sai lầm trong điều trị bệnh, làm bệnh cứ dai dẵng nhiều năm, điều trị hoài mà không khỏi gây lãng phí kinh tế và làm bệnh ngày càng trầm trọng hơn như thiếu máu, suy kiệt sức lực, thủng đại tràng, chảy máu nặng và thậm chí có thể ung thư đại tràng…

I HỘI CHỨNG KÍCH THÍCH RUỘT LÀ GÌ?

Ở nước ta hội chứng kích thích ruột, thường gọi là viêm đại tràng co thắt, viêm đại tràng chức năng. Đó là các rối loạn chức năng của ruột già, tái đi tái lại nhiều lần mà người bệnh đi khám làm các xét nghiệm nhưng đều không thấy bất kỳ tổn thương thực thể nào về giải phẩu, tổ chức học cũng như sinh hóa ở ruột.

1 BIỂU HIỆN CỦA HỘI CHỨNG KÍCH THÍCH RUỘT

Hội chứng ruột kích thích là một nhóm các triệu chứng bao gồm đau bụng và các thay đổi về mô típ nhu động của ruột mà không có bằng chứng là do bất kì thương tổn nào gây ra. Các triệu chứng này xảy ra trong thời gian dài, thường là nhiều năm. Hội chứng được phân loại vào các nhóm chính như sau:

+ Tiêu chảy (IBS-D): Có hiện tượng đau bụng và tiêu chảy, phân nhão xảy ra từng đợt, có thể sống phân, đi ngoài nhiều lần trong ngày (>3 lần), có thể nhầy mũi nhưng không có máu.

+ Táo bón (IBS-C): có hiện tượng đau bụng và táo bón thường đi ngoài ít hơn 3 lần/ tuần, phân có khi lổn nhổn giống phân dê, thường kèm theo mũi nhầy bọc ngoài phân. Người bệnh có cảm giác chưa thoải mái hoặc chưa đi hết phân sau khi đi đại tiện.

+ Tiêu chảy và táo bón luân phiên (IBS-M): táo, lỏng xen kễ từng đợt, thời gian cách nhau giữa các đợt rất thay đổi, có thể có sa trực tràng

Đau bụng: người bệnh đau bụng nhiều lần đau quặn chủ yếu ở vùng rốn, có khi lan toàn bụng, một số bệnh nhân hay đau âm ỉ ở bụng dưới hoặc đau quặn vị trí thường thấy nhất là ở vùng hạ vị hoặc hố chậu trái, cũng có thể đau bên phải hoặc thượng vị, đau có thể chạy dọc khung đại tràng.

Chướng bụng: Chướng bụng nhiều sau khi ăn, còn sau ngủ dậy thì không bị hoặc chỉ bị nhẹ, nếu ợ hơi hoặc trung tiện được mới thấy dễ chịu. Thường kèm theo sôi bụng, có khi ruột cuộn thành đoạn cứng và đau, day hoặc xoa một lúc thì mất đi hoặc để tự nhiên cũng mất.

Hội chứng ruột kích thích
Hội chứng ruột kích thích

2 NGUYÊN NHÂN GÂY RA HỘI CHỨNG RUỘT KÍCH THÍCH

Các nguyên nhân của hội chứng ruột kích thích chưa rõ ràng. Các giả thuyết bao gồm các vấn đề về trục ruột-não, các rối loạn nhu động tiêu hóa gây ra bởi rối loạn của hệ thống thần kinh trung ương cũng như hệ thống thần kinh tự động trong thành ruột, các vấn đề về sự phát triển quá mức vi khuẩn của đường ruột gây ra nhiễm trùng, các yếu tố di truyền, sự nhạy cảm thức ăn, và nhu động ruột gây ra hay một sự kiện cuộc sống căng thẳng, stress… dẫn đến chức năng co bóp, bài tiết của đại tràng rối loạn mà gây ra các biểu hiện bệnh lý nhưng không có tổn thương thực thể của đại tràng.

3 ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG RUỘT KÍCH THÍCH

Bệnh rất khó điều trị khỏi, các phương pháp hiện nay chủ yếu là sử dụng thuốc để làm giảm triệu chứng như thuốc chống tiêu chảy, táo bón hay co thắt gây đau bụng. Người bệnh cần hiểu rằng hội chứng ruột kích thích (Viêm đại tràng co thắt)  không nặng, không nguy hiểm đến tính mạng và nhất là không trở thành ung thư. Cách điều trị tốt nhất là tự người bệnh phải biết được chính xác loại thức ăn nào gây ra triệu chứng bệnh để không sử dụng trong bữa ăn.

Nên tránh các loại thức ăn sống, ăn nhiều rau cải, tránh các loại thức ăn có nhiều dầu mỡ, cay chua và các loại thức ăn gây kích thích như rượu bia, cà phê, thuốc lá. Tăng cường hoạt động thể thao, tránh thức khuya và giảm tình trạng stress.

II VIÊM ĐẠI TRÀNG MẠN TÍNH LÀ GÌ ?

Viêm đại tràng có nghĩa là tình trạng đại tràng bị viêm nhiễm, làm tổn thương đến niêm mạc đại tràng, tổn thương có thể khu trú một vùng hoặc lan tỏa khắp đại tràng, trong trường hợp bệnh nặng, có loét rộng gây chảy máu đại tràng.

Nội soi đại  tràng có biểu hiện: thường thấy hiện tượng viêm long niêm mạc, sức bền niêm mạc kém, có thể có các vết viêm, vết loét trợt, ổ loét được phủ lớp nhày trắng, xuất huyết, các ổ áp xe nhỏ, hình ảnh teo đét niêm mạc, các vết sẹo xen kẽ các tổn thương đang hoạt động… Viêm đại tràng mạn tính là bệnh hay gặp khá phổ biến hiện nay.

Viêm đại tràng mãn tính
Viêm đại tràng mãn tính

1 BIỂU HIỆN CỦA VIÊM ĐẠI TRÀNG MẠN TÍNH

Đặc điểm chủ yếu của bệnh là tiêu chảy với các mức độ nặng nhẹ khác nhau có thể kèo theo đau bụng hoặc mót rặn, đau bụng có thể là đau âm ỉ, hoặc đau quặn từng cơn, thường ở vùng bên trái bụng dưới. Phân thường có máu và chất nhầy như mữi, cũng có khi chỉ có máu.

Ngoài ra còn những triệu chứng khác như chán ăn, đầy bụng, buồn nôn, hoặc nôn, người gầy, mệt mỏi, có khi sốt nhẹ, thiếu máu.

Có một số trường hợp trong quá trình bệnh lý có thể cơn bệnh nặng lên đột ngột, tiêu chảy 10-30 lần mỗi ngày, sốt cao, nôn nhiều, mất nước rối loạn điện giải hoặc thủng ruột, điều trị không kịp thời có thể dẫn tới tử vong

2 NGUYÊN NHÂN CỦA BỆNH VIÊM ĐẠI TRÀNG

Nguyên nhân gây viêm loét đại tràng cho đến nay chữa rõ

Quan điểm của y học hiện đại

y học hiện đại cho rằng, viêm đại tràng mạn tính khởi phát từ các đợt viêm đường tiêu hóa cấp tính do đại tràng bị nhiễm các vi khuẩn, ký sinh trùng, các hóa chất qua ăn uống nhưng không được điều trị dứt điểm.

Các loại vi khuẩn gây chứng bệnh lý như Shigella, Salmonella …

– Nhiễm nguyên sinh động vật: Amip, lamblia.

– Nhiễm ký sinh trùng: Các loại giun sống ký sinh ở đại Tràng như giun đũa, giun kim, giun tóc và các loại

sản ruột.

– Chế độ ăn uống: Ăn uống không điều độ kéo dài hoặc các thức ăn gây kích thích, Tôn thương niêm mạc ruột

Tuy nhiên, YHHĐ vẫn chưa giải thích rõ được tình trạng đại tràng bị viêm và tái phát liên tục cũng như sự nhạy cảm của đại tràng với thức ăn lạ, chất tanh…nên việc điều trị viêm đại tràng mạn tính vẫn chỉ dừng ở mức giải quyết các triệu chứng của bệnh.

Quan điểm của y học cổ truyền

Theo Đông y, có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh viêm loét đại tràng mãn tính, trong đó có 4 nhân tố chính là:

Ngoại tà lục dâm:  mầm bệnh từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể, chủ yếu là phong, hàn, thử và thấp, táo, hỏa, trong đó thấp là thường gặp nhất, gây tổn thương tỳ vị.

Ẩm thực bất điều: nghĩa là ăn uống không điều độ, kém vệ sinh, ăn quá nhiều những đồ ăn bổ béo khó tiêu hoặc sống lạnh, uống quá nhiều rượu…gây thấp nhiệt, nội sinh ứ trệ ở đại tràng

Tình chí tổn thương (yếu tố tinh thần):  Trong đó đặc biệt là trạng thái lo lắng, buồn phiền, hoặc cáu giận … kéo dài, dẫn đến can khí uất hại đến ty ( can tỳ bất hòa) đều làm cho chức năng vận hóa của tỳ bị rối loạn sinh tấp nhiệt, uất kết, khí trệ, huyết ứ nên sinh đau bụng, phân có máu mủ, tiêu chảy

Tỳ vị tố hư: nghĩa là thể chất vốn dĩ suy nhược hoặc bị bệnh tật lâu ngày

Các yếu tố trên ảnh trực tiếp đến công năng của tỳ vị và đại tràng, làm cho các tạng phủ này suy yếu mà gây nên bệnh, khiến quá trình tiêu hóa thức ăn, hấp thu dinh dưỡng và bài tiết các chất cặn bã bị rối loạn.

Các đợt viêm đại tràng cấp tính tái đi tái lại nếu không được điều trị dứt điểm bệnh sẽ trở thành viêm đại tràng mạn tính

Sở dĩ đại tràng dễ bị viêm, tái phát và trở thành bệnh mạn tính là do công năng của hệ tiêu hóa bị suy yếu, mất cân bằng.

III QUAN ĐIỂM CỦA ĐÔNG Y VỀ ĐIỀU TRỊ VIÊM ĐẠI TRÀNG

Theo quan niệm của đông y việc điều trị viêm đại tràng mạn tính tập trung vào căn nguyên của bệnh mục đích là kiện tỳ, điều hòa can tỳ, thanh nhiệt, hóa thấp, tiêu độc, tăng cường chức năng của các cơ quan hệ tiêu hóa từ đó giảm triệu chứng và hạn chế bệnh tái phát trở lại. Để điều trị dứt điểm bệnh viêm đại tràng thì cần phải điều trị cả “ngọn” và “gốc” của bệnh nhằm phục hồi hoàn toàn “sức khỏe” của đại tràng. Nghĩa là  bên cạnh việc tiêu viêm, khôi phục niêm mạc ruột, hết vết loét thì cần phải nâng cao và phục hồi chức năng hệ tiêu hóa.

Nguồn: Thảo dược Nam Cang

Xem thêm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *