Khó ngủ là gì? Nguyên nhân và cách chữa khó ngủ

Cuộc sống ngày càng phát triển, toàn cầu hóa, thế giới không ngừng chuyển động, điều đó đòi hỏi con người phải cố gắng hằng ngày hằng giờ hoàn thiện bản thân mình hơn nữa. Từ bối cảnh đó, việc con người luôn trong trạng thái căng thẳng, suy nghĩ nhiều là dễ hiều, từ tình trạng căng thẳng, suy nghĩ nhiều đó đã gây ra nhiều hệ lụy khác tác động ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sống của con người, trong đó việc khó ngủ vì suy nghĩ nhiều đang dần trở nên phổ biến. Là một căn bệnh tưởng chừng không nguy hiểm nhưng lại làm biết bao nhiêu người khổ sở, trằn trọc thậm chí là sợ hãi. Vậy khó ngủ vì suy nghĩ nhiều, mất ngủ ảnh hưởng như thế nào, hãy cùng baithuocgia đình tìm hiểu qua bài viết sau.

Mục lục

Khó ngủ, mất ngủ là bệnh gì?

Mất ngủ (insomnia) hay khó ngủ (sleeping dificulties) là một căn bệnh khá phổ biến ngày nay. Là một dạng rối loạn giấc ngủ gồm nhiều triệu chứng nhưng tựu chung lại là làm giời gian ngủ của chúng ta ít hơn bình thường dù đã dành thời gian nhiều hơn. Khi mắc phải căn bệnh này, cơ thể chúng ta khó đi vào giấc ngủ, dễ bị giật mình. Về lâu dài căn bệnh này làm chúng ta rơi vào trạng thái mệt mỏi, ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày

Dấu hiệu của bệnh mất ngủ.

  • Khi gặp các triệu chứng sau rất có thể bạn đã bị mất ngủ:
  • Khó ngủ.
  • Khó duy trì giấc ngủ.
  • Thức dậy sớm.
  • Mệt mỏi sau khi thức dậy
  • Bị giật mình nhiều lần trong khi ngủ và ngủ lại rất khó.

Nguyên nhân bệnh mất ngủ

Mất ngủ có nhiều nguyên nhân, có thể là do bệnh lý nào đó, có thể là do một trong những nguyên nhân sau đây:

  • Rối loạn nhịp sinh học cơ thể vì chênh lệch múi giờ hoặc lịch làm việc khác biệt
  • Dùng các chất như bia rượu, cà phê, thuốc lá.
  • Ngủ ngay sau khi đi ăn cũng có thể gây ra tình trạng mất ngủ
  • Do ngoại cảnh như tiếng ồn, nhiệt độ, độ ẩm, ánh sang gây ra tình trạng khó ngủ.

Stress: Nhưng lo toang trong cuộc sống khiến chúng ta suy nghĩ, mệt mỏi, bị stress và lúc này là cơ hội cho bệnh mất ngủ.

Lo lắng, căng thẳng: Căng thẳng nhiều làm tâm trí luôn suy nghĩ dẫn tới căn bệnh khó ngủ

Ngủ không điều độ: ngủ thất thường, không đúng giờ giấc, chơi game xuyên đêm hoặc dùng điện thoại, laptop, tablet trước khi ngủ cũng gây ra tình trạng mất ngủ

Sử dụng chất kích thích: caffeine, nicotine có trong trà, cà phê là những chất kích thích não bộ hưng phấn, diễn nhiên là không tốt một chút nào cho giấc ngủ.

Ăn uống không hợp lý: Ăn nhiều trước khi đi ngủ, làm dạ dày chưa tiêu hóa được hết thức ăn, sẽ gây ức chế đường tiêu hóa, ảnh hướng đến cơ thể, làm cơ thể mệt mỏi khó chịu, và trở nên khó ngủ. Ngoài ra ăn trước khi ngủ còn gây ra tình trạng ợ chua, ợ hơi, trào ngược axit làm cơ thể còn mệt mỏi hơn, ảnh hưởng luôn cả giấc ngủ.

Bệnh lý: Nhiều bệnh trong cơ thể có triệu chứng mất ngủ, mệt mỏi cơ thể. Nếu bị mất ngủ do bệnh lý chỉ có thể đi khám mới có thể biết chính xác bệnh gì gây ra tình trạng mất ngủ.

Sử dụng nhiều thuốc kháng sinh: trong thành phần của nhiều loại thuốc chứa chất làm ảnh hưởng đến giấc ngủ, hoặc thuốc kháng sinh làm cơ thể mệt mỏi, khó đi vào giấc ngủ.

Nguyên nhân bệnh mất ngủ
Nguyên nhân bệnh mất ngủ

Ai thường mắc phải bệnh mất ngủ?

WHO đã có một nghiên cứu về những người thường bị căn bệnh này hoành hành, và cho kết quả nữ có tình trạng khó ngủ nhiều hơn nam giới. Người già dễ bị mất ngủ hơn người trẻ.

Tuy nhiên đây là căn bệnh không chừa một ai cả, người lớn hay trẻ nhỏ đều có thể bị mất ngủ. Và nguyên nhân do bệnh cũng rất nhiều, chỉ cần xác định được nguyên nhân gây bệnh thì bệnh này không còn quá khó chữa nữa.

Khoa học về căn bệnh mất ngủ

Đồng hồ sinh học của bạn bị rối loạn, sẽ dẫn đến tình trạng thay vì giấc ngủ đêm như bình thường, bạn sẽ ngủ vào ban ngày với những giấc ngủ chập chờn, ban đêm không thể ngủ hoặc ngủ không ngon giấc, ngủ không liền mạch. Cơ thể mệt mỏi buồn ngủ nhưng không ngủ được.

Theo thống kê cho biết, khoảng 33% dân số có triệu chứng của mất ngủ, 18% trường hợp không có một giấc ngủ thỏa mãn, 30% bị mất ngủ có liên quan đến bệnh tâm thần. Mọi người thường hay hiểu sai về bệnh mất ngủ, tưởng chừng rằng chỉ là hiện tượng vài ngày rồi lại bình thường nhưng thực chất nếu để mất ngủ vì suy nghĩ nhiều kéo dài trở thành bệnh nan y thì sẽ rất nguy hiểm. Mất ngủ triền miên và kéo dài sẽ tác động trực tiếp đến hệ thần kinh và não bộ, khiến cơ quan này bị suy kiệt về sức khỏe và khả năng hoạt động, hệ thống thần kinh trung ương sẽ không cung cấp đủ oxi để lưu thông máu, từ đó khiến hệ thống này luôn trong tình trạng căng thẳng và mệt mỏi.

Mất ngủ không phải là một căn bệnh đơn giản như nhiều người vẫn nghĩ, khó ngủ mất ngủ sẽ làm bạn trằn trọc suốt đêm, việc thức đêm quá nhiều sẽ khiến bạn hay có những suy nghĩ tiêu cực, tâm trạng sẽ không tốt, từ đó dẫn đến những lo âu và sự mất tập trung. Theo thời gian, tình trạng này sẽ khiến người bệnh dễ bị trầm cảm, đây là một căn bệnh khá nguy hiểm cho người bệnh.

Mất ngủ làm bạn trằn trọc cả đêm
Mất ngủ làm bạn trằn trọc cả đêm

Cẩn thận với căn bệnh mất ngủ mãn tính

Nếu loại bỏ được đa số những nguyên nhân gây bệnh như trên, nhưng tình trạng mất ngủ vẫn kéo dài thì có thể bạn đã bị mất ngủ mãn tính. Căn bệnh này trong ngắn hạn không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng về lâu dài có thể sức khỏe bị suy kiệt, sinh hoang tưởng, hóa điên. Nguyên nhân gây ra những căn bệnh này cũng rất nhiều, có thể kể ra như:

Do dị ứng: Nếu cơ thể bị di ứng với mùi hoặc một số chất trong không khí làm viêm mũi dị ứng, kích ứng đường hô hấp sẽ dẫn đến khó ngủ

Viêm khớp: Những ai bị viêm khớp sẽ biết được triệu chứng này, bệnh viêm khớp gây ra tình trạng khó ngủ và đương nhiên bệnh khó ngủ càng làm viêm khớp trở nên nặng hơn.

Bệnh tim: Các bệnh về tim mạch cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất ngủ của cơ thể.

Các vấn đề về tuyến giáp: bệnh cường tuyến giáp làm hoạt động trao đổi chất của cơ thể cao hơn bình thường, cơ thể khó mà ngủ được với hoạt động trao đổi chất đang được tăng cao

Trào ngược dạ dày thực quản: Ợ hơi ợ chua tạo cảm giác rất khó chịu, khi nằm xuống còn khó chịu hơn do chứng trào ngược. Như thế thì khó ngủ lại càng khó ngủ hơn.

Nội tiết tố thay đổi: Sau năm mươi tuổi, cơ thể có nhiều thay đổi, nhất là với phụ nữ có sự thay đổi nội tiết tố, là những nguyên nhân gây ra bệnh mất ngủ sau tuổi 50.

Những bệnh lý thần kinh như trầm cảm, hưng cảm, rối loạn lo âu, rối loạn stress, tâm thần cũng là những nguyên nhân gây ra bệnh mất ngủ.

Xem thêm:

Tác hại của bệnh mất ngủ đối với sức khỏe

Về ngắn hạn, mất ngủ làm cơ thể suy kiết, thiếu sức sống, về lâu dài sẽ sinh ra các bệnh về tầm thanafh, giảm trí nhớ, thiếu kiên nhẫn, người trở nên cáu gắt và khó gần

Quan trọng hơn nó cứ âm ỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt và cuộc sống hằng ngày. Sức khỏe đi xuống, dẫn đến các căn bệnh như tâm thần, tâm thần phân liệt.

Thời gian ngủ bao nhiêu là hợp lý

Bên cạnh việc khó ngủ vì suy nghĩ nhiều gây các tác hại thì nhiều người cho rằng ngủ nhiều sẽ tốt, sự thực lại hoàn toàn ngược lại. Không phải cứ ngủ nhiều là tốt, việc ngủ đủ giấc, ngủ đúng theo chế độ khoa học thì rất tốt, nhưng lúc nào cũng ngủ, ngủ quá nhiều thì hòa toàn ngược lại. Vậy ngủ nhiều có tác hại gì?

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, giấc ngủ trưa kéo dài 90 phút sẽ gây ra cảm giác khó chịu hơn cả lúc chưa ngủ. Bởi, lúc đó, nếu bị đánh thức hay buộc phải thức dậy, con người sẽ cảm thấy nhức đầu, mệt mỏi, đờ đẫn…do các cơ quan trong cơ thể chưa sẵn sàng làm việc lại.

Những người có thói quen ngủ từ 9 – 10 tiếng mỗi đêm trong khoảng 6 tháng liên tục sẽ có nguy cơ béo phì cao hơn người chỉ ngủ 7 – 8 tiếng đến 21%. So với người ngủ 7 tiếng mỗi ngày, những người ngủ trên 9 tiếng sẽ có nguy cơ đái tháo đường cao hơn 50%, phụ nữ ngủ từ 9 – 11 tiếng mỗi ngày sẽ có khả năng bị bệnh tim cao hơn phụ nữ ngủ 8 tiếng là 38%.

Ngủ quá nhiều trong một thời gian dài sẽ làm cho não bộ của bạn bị lão hóa nhanh hơn. Thậm chí là già hơn tuổi thật của bạn đến 2 tuổi. Tóm lại việc mất ngủ gây ảnh hưởng xấu đến cơ thể thì việc ngủ quá nhiều cũng không hề đem lại một sức khỏe tốt hơn là mấy.

Dùng thảo dược trị mất ngủ

Từ việc khó ngủ vì suy nghĩ nhiều hay việc ngủ quá nhiều đều dẫn đến sự suy nhược thần kinh, có những thắc mắc về việc suy nhược thần kình nên ăn gì. Ngoài việc sử dụng các loại thuốc tây thì việc bổ sung dưỡng chất kháng bệnh cho cơ thể bằng thực phẩm hay các loại thảo dược cũng có tác dụng rất lớn. Đối với người bị suy nhược thần kinh thì chuối sứ và tâm sen là và lạc tiên đem lại hiệu quả cải thiện tốt nhất. Theo Đông y quả chuối sứ có vị ngọt, tính lạnh, giúp thanh nhiệt, nhuận trường, chỉ khát, giải độc. Đây cũng là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời với hàm lượng đường tự nhiên cao gồm: glucose, sucrose, fructose. Trong chuối chứa nhiều Kali, hỗ trợ não hoạt động tốt hơn, giúp tăng cường trí nhớ, giữ sự tỉnh táo khiến bạn học tập và làm việc hiệu quả hơn. Tâm sen có màu xanh, trong y học cổ truyền còn được gọi là liên tâm hay liên tử tâm, là chồi mầm nằm giữa hai lá mầm được bao bọc lại ở giữa hạt sen. Tâm sen có vị đắng, tính hàn, không độc, có tác dụng thanh tâm, an thần, chữa mất ngủ nên rất tốt cho người bị suy nhược thần kinh.

Nếu dùng trà có thể dùng lạc tiên, đây là vị thuốc trong đông y giúp chữa mất ngủ rất tốt. Cái tên lạc tiên chính là do tác dụng người uống vào an thần, thoải mái dễ ngủ nên mới có tên là lạc tiên, trong dân gian còn gọi là nhãn lồng hay chum bao.

Để dùng lạc tiên chữa mất ngủ, các bạn dùng 30gr nấu với 1l nước sôi trong 10 phút, uống thay nước trong ngày đảm bảo chứng mất ngủ sẽ tan biến trong vòng một tuần lễ

Chữa mất ngủ bằng lạc tiên
Chữa mất ngủ bằng lạc tiên

Cách chữa bệnh mất ngủ đơn giản

Việc cần làm đầu tiên là loại bỏ nguyên nhân gây khó ngủ: Cần xem xét lại sinh hoạt của bản thân như có ăn đồ nóng, cay, chua. Ăn trước khi ngủ, hoặc mất ngủ do tiếng ồn, ánh sang, hoặc do các món ăn kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê. Loại bỏ được những nguyên nhân này thì 80% bạn sẽ chấm dứt được căn bệnh mất ngủ

Nếu mất ngủ do bệnh lý hãy dùng những loại thuốc không ảnh hướng đến giấc ngủ, ăn uống sinh hoạt điều độ để cả 2 bệnh cùng thuyên giảm.

Tiếp theo cần chuẩn bị giấc ngủ chỉnh chu: sắp xếp lịch làm việc hợp lý chừa thời gian ngủ tối và ngủ trưa, tạo không gian thoải mái để ngủ, tránh sử dụng thiết bị điện từ trước khi ngủ. Và tiếp theo là tận hưởng giấc ngủ.

Nếu tình trạng mất ngủ vẫn chưa chấm dứt chúng ta có thể can thiệp bằng thuốc, để dùng thuốc an thần cần qua tư vấn của bác sĩ chứ không tự ý dùng rất có hại cho sức khỏe. Hoặc dùng các loại thảo dược đông y như tim sen, lá vông, trà dây, lạc tiên…

Liệu pháp tâm lý: Cho cơ thể thư giản, bỏ qua hết những phiền muộn trong cuộc sống, bật những bản nhạc nhẹ nhàng du dương, tắm bằng nước ấm, ngâm chân trước khi ngủ sẽ đưa chúng ta vào giấc ngủ dễ hơn

Cây lạc tiên tươi
Cây lạc tiên tươi

Những điều không nên làm tránh gây mất ngủ

  • Sử dụng bia rượu, chất kích thích
  • Uống trà, cà phê, thuốc lá quá nhiều
  • Ăn quá no, quá cay, quá nhiều dầu mỡ
  • Sử dụng thiết bị điện tử trước khi ngủ

Những thói quen tốt cho bệnh mất ngủ?

Tập thể dục thường xuyên và điều độ

  • Nếu uống thuốc lâu dài hãy chọn những loại k gây ra tình trạng hưng phấn mất ngủ
  • Không nên ngủ trưa quá 30 phút.
  • Không dùng thức uống có cồn, caffeine
  • Tránh ăn nhiều trước khi ngủ

Những câu hỏi thường gặp

Làm sao để hết mất ngủ

Nguyên nhân gây ra mất ngủ

Triệu chứng của bệnh mất ngủ

Cách chữa bệnh mất ngủ

Mất ngủ kéo dài

Trên đây là những câu hỏi mà khách hang đã hỏi Nam Cang nhiều nhất về căn bệnh mất ngủ. Bài viết này cũng đã giải đáp khá toàn diện về căn bệnh này cũng như nguyên nhân, cách chữa bệnh, triệu chứng của bệnh đến với bạn đọc. Mong là qua bài viết này các bạn sẽ có them một ít kiến thức để phòng ngừa và chữa trị căn bệnh mất ngủ này.

Xem thêm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *