Biến chứng của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

Cuộc sống công nghiệp kéo con người vào lối sống nhanh, vội vã, gấp gáp, giờ đây mọi người dành sự quan tâm đến việc kiếm tiền nhiều hơn, làm việc tích cực hơn, ăn những thức ăn nhanh công nghiệp, sử dụng chất kích thích nước uống có cồn…. chính vì vậy mà sức khỏe giảm sút rất nhiều, đặc biệt là sức khỏe của dạ dày dẫn đến tình trạng Viêm loét dạ tá tràng, đây là bệnh về đường tiêu hóa rất phổ biến hiện nay

Để mọi người hiểu hơn về bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng và những triệu chứng của nó mời bạn tham khảo bài viết sau đây:

Biến chứng của viêm loét dạ dày

Viêm loét dạ dày:

Tùy vào những vị trí khác nhau mà có các tên gọi khác nhau, viêm loét có thể ở vùng bờ cong nhỏ, bờ cong lớn, hoặc vùng hang vị, môn vị.

Thường có các biểu lâm sang như đau bụng trên hoặc vùng thượng vị (vùng bụng trên, ngay dưới ức), ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, nôn. Đói đau, no quá cũng đau. Đang đói đau, ăn nhẹ thì hết đau. Đau tăng khi ăn các thức ăn như: chuối tiêu, dứa, dưa chua,…

Viêm loét dạ dày
Viêm loét dạ dày

Xuất huyết dạ dày tá tràng:

Bệnh nhân cần được cấp cứu ngay lập tức để tránh tình trạng mất máu quá nhiều gây tử vong. Biểu hiện lâm sàng là nôn ra máu, đi vệ sinh ra máu, Phân đen, mịn như cà phê da xanh tái, tim đập nhanh, vã mồ hôi, giảm huyết áp.

Viêm loét tá tràng:

Bệnh liên quan đến những ổ viêm, lở loét ở phần đầu tiên của ruột non nối với dạ dày được gọi là tá tràng. Biểu hiện lâm sàng Đau vùng trên rốn Đau dữ dội, đau rát, đau như bị cào, gặm; hoặc đau âm ỉ, bụng đầy hoặc cảm giác cồn cào như đói.

Cơn đau giảm khi ăn thức ăn. Cơn đau lại đến sau khi ăn 1,5-3 giờ. Cơn đau thường làm bệnh nhân tỉnh dậy ban đêm. Có thể kéo dài vài ngày tới vài tháng. Đau tăng khi ăn thức ăn và nôn là các triệu chứng của loét môn vị.

Loét cả dạ dày – tá tràng (hành tá tràng)

Người bệnh hay đau vùng rốn  thời gian dài từ vài ba năm đến hàng chục năm, triệu chứng đau thường liên quan đến bữa ăn từ 30 phút đến 2 giờ đau có thể xuất hiện khi đói hoặc nửa đêm về sang. Có khi chỉ biểu hiện bằng sự cồn cào ăn vào thì dịu đi, đau bụng có thể xuyên ra sau lưng, lan sang phải.

Đau còn có tính chu kỳ đau khoảng 2-8 tuần kể cả không điều trị gì thì triệu chứng cũng giảm, sau đó sẽ có đợt tái phát.

Khoảng 20% bệnh nhân bị loét dạ dày, tá tràng không có triệu chứng gì. Đây là một thể lâm sàng khá đặc biệt của loét dạ dày, tá tràng. Chỉ khi nhập viện vì các biến chứng như xuất huyết dạ tiêu hóa, thủng dạ dày, hẹp môn vị hoặc nội soi mới phát hiện bệnh.

Thủng dạ dày – tá tràng:

Xuất hiện cơn đau bụng đột ngột, dữ dội vùng thượng vị như dao đâm, thường có nôn ói và bụng cứng như gỗ.

Hẹp môn vị:

Lúc đầu ăn chậm tiêu, đầy bụng, nặng bụng, ợ nước chua nhất là về buổi chiều, tiếp theo bệnh nhân bị nôn ói sau ngày càng nhiều hơn.

Ung thư dạ dày:

Ung thư dạ dày là một bệnh ác tính của tổn thương dạ dày, nguyên nhân chưa rõ ràng, tiến triển nhanh, chẩn đoán sớm khó khăn, chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu.

Sự khác nhau lớn nhất là loét tá tràng không bao giờ trở thành ung thư, trong khi loét dạ dày có khả năng rất cao trở thành ung thư.

Nhưng dù mắc chứng viêm loét nào, người bệnh cũng nên thăm khám và có phương pháp điều trị sớm để tránh những ảnh hướng xấu về sau.

Nguồn: Thảo dược Nam Cang

Xem thêm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *