Bệnh trĩ nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng trị

Nếu bạn có những triệu chứng như táo bón, chảy máu khi đi đi ngoài, đau rát và ngứa vùng hậu môn thì có thể bạn đã mắc phải hoặc có nguy cơ mắc bệnh trĩ. Bệnh trĩ được hình thành do sự căng giãn quá mức tại các tĩnh mạch ở trực tràng, hậu môn gây viêm sưng hoặc xuất huyết. Cùng thảo dược Nam Cang tìm hiểu về bệnh trĩ nhé

Mục lục

Các triệu chứng của bệnh trĩ và cách phòng bệnh

Nhiều người không biết rằng căn bệnh nghiêm trọng này đang lặng thầm đến với họ cho đến khi búi trĩ bên trong đang bắt đầu lớn dần lên và bắt đầu bị cảm giác đau rát. Khi búi trĩ sa ra ngoài thẳng tuột mà không tự co vào được thì rất khó trị nội khoa, mà phải chỉ định giải phẫu rất đau đớn và ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sức khỏe và cuộc sống hằng ngày.

Bệnh trĩ là một bệnh phổ biến cả ở nam và nữ, đứng đầu trong các bệnh lý vùng hậu môn, mang lại cảm giác rất khó chịu cho người bệnh khi mắc phải. Bị trĩ không gây nguy hiểm, nhưng mà gây đau rát, ngứa, chảy máu, ướt át vùng hậu môn và cảm giác rất khó chịu. Đây là căn bệnh lành tính nhưng gây nhiều khó khan trong sinh hoạt cho bệnh nhân mắc chứng bệnh trĩ. Thường người bệnh có tâm lý e sợ khi đi khám vùng kín mà chỉ đến khi triệu chứng đó ngày một nặng gây khó chịu ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt hàng ngày thì người mắc bệnh mới đi khám, khi đó thì căn bệnh đã tiến triển rất nặng, vừa khó chữa trị vừa mang lại cảm giác mệt mỏi rất khó chịu.

Các triệu chứng bệnh trĩ có thể xuất hiện rất dễ nhận biết hoặc âm thầm làm tổn thương tĩnh mạch trực tràng. Vì vậy nhận biết căn bệnh này không dễ dàng

Theo thống kê Trong tổng số người mắc bệnh về đường tiêu hóa có tới 10% mắc phải chứng bệnh trĩ. Vì thế không thể xem nhẹ căn bệnh này.

Xem thêm:

Thế nào gọi là bệnh trĩ?

Theo y khoa, bệnh lý trĩ là bệnh lý hậu môn trực tràng. ở hậu môn trực tràng có một rãnh gọi là rãnh lược, cách hậu môn bên ngoài khoảng 1.5cm. Khi cơ thể bình thường, dưới niêm mạc hậu môn có các búi tĩnh mạch, do duyên do nào đó làm búi tĩnh mạch trĩ trong nằm trên đường lược giãn ra, rồi sa xuống hơn khối lượng thông thường – gọi là trĩ nội. Khi bị trĩ nặng, búi tĩnh mạch sa ra ngoài và dưới đường lược giãn ra thì người ta gọi là trĩ ngoại.

Trĩ nội và trĩ ngoại người ta lại phân ra 4 cấp độ như sau:

Trĩ nội được chia thành 4 cấp độ:

Cấp độ 1: Búi tĩnh mạch chỉ phình ra, triệu chứng dễ nhận biết đó là khi đi cầu, đầu phân xước vào gây chảy máu và gây ra đau rát.

Cấp độ 2: Người bị trĩ cấp độ 2, khi đi cầu búi trĩ sa xuống, đi cầu xong xong búi trĩ tự co lên được.

Cấp độ 3: Khi đi ngoài búi trĩ bị sa xuống và không tự co lên được. Ta phải lấy tay đẩy lên thì mới co lên được.

Cấp độ 4: Búi trĩ sa ra ngoài luôn, dù lấy tay đẩy vào nhưng búi trĩ lại sa xuống.

Vẫn còn một dạng trĩ nữa ít gặp hơn đó là trĩ hỗn hợp bao gồm cả trĩ nội và ngoại.

Trĩ nội chia làm 4 độ
Trĩ nội chia làm 4 độ

Bệnh trĩ có phổ biến không?

Ở Việt Nam có khoảng 30-50% dân số Việt Nam bị bệnh này, trong một số tài liệu y khoa con số đó lên tận 65%. Bệnh trĩ có thể gặp trong mọi độ tuổi, những người hay bị bệnh này là những người hay làm những việc phải ngồi lâu như dân văn phòng, và mang vác nặng như công nhân.

Nguyên nhân gây ra chứng bệnh trĩ:

Do đặc thù công việc của mỗi người khác nhau, được chia thành những nguyên nhân bệnh trĩ sau:

Chế độ sinh hoạt không điều độ, tính chất công việc ngồi một chổ và ít vận động. Vì vậy, để phòng ngừa bệnh trĩ, những người phải ngồi làm việc nhiều nên đứng lên đi lại một vòng sau mỗi một tiếng làm việc.

Lạm dụng các chất kích thích như rượu, bia, ớt, hạt tiêu… sử dụng quá mức những chất này sẽ gây ra bệnh trĩ nội.

Để táo bón lâu ngày cũng là nguyên nhân gây ra bệnh trĩ.

Những bệnh lý về lâm sàng, các chứng bệnh nội khoa chèn ép lên vùng tầng sinh môn (trong ổ bụng) gây nên những áp lực lớn lên trực tràng lâu ngày dẫn đến trĩ.

Do cơ vùng hậu môn bị nhão, nhất là ở người già khiến hình thành các búi trĩ.

Do sinh đẻ nhiều lần gây sức ép làm tăng búi trĩ.

Triệu chứng của bệnh trĩ

Chảy máu tươi không kèm đau trong lúc đi tiêu. Khi mới bị ở mức độ nhẹ thì đây là dấu hiệu đầu tiên, có thể thấy một lượng ít máu đỏ tươi trên giấy vệ sinh hoặc trong bồn cầu. Chảy máu là triệu chứng sớm nhất và thường gặp nhất cũng như dễ nhận biết nhất về căn bệnh này. Lâu dần không chữa bệnh sẽ ở mức độ nặng hơn, sau khi rặn nhiều thì máu chảy thành giọt hay thành tia rất bất tiện khi sinh hoạt, Nặng hơn là khi ngồi xổm cũng chảy máu.

Ngứa hoặc kích thích ở vùng hậu môn: Khi bị trĩ sẽ có dịch nhầy từ sự bài tiết của niêm mạc ống hậu môn, sẽ gây ra cảm giác ngứa hoặc kích thích khó chịu.

Đau nhiều cấp độ hoặc khó chịu: có thể không đau, đau ít hoặc rất đau do nứt hậu môn, tắc hoặc nghẹt hậu môn, nhất là lúc đi vệ sinh.

Sưng vùng quanh hậu môn.

Xung quanh hậu môn sung lên, rát hoặc đau.

Triệu chứng trĩ còn khách nhau do trĩ nội hay trĩ ngoại, cụ thể như sau:

Trong hai loại thì trĩ ngoại gây khó chịu nhất, bởi vì vùng da trên búi trĩ bị kích thích và bị loét, sẽ gây ngứa, khó chịu, đau rát nhiều hơn. Đôi lúc, bạn có thể cảm thấy một khối nhô lên quanh hậu môn. Cục máu đông có thể để lại vùng da nhăn nheo gây ngứa và rát.

Còn đối với trĩ nội đại đa số trường hợp không gây đau, ngay cả khi đi cầu ra máu. Lý do đi cầu ra máu tươi đó là do trong lúc rặn đi cầu, phân khi đi ngang hậu môn có thể làm trầy xước bề mặt búi trĩ và làm chảy máu. Có những trường hợp trĩ nội bị sa ra ngoài hậu môn, trong y khoa gọi trường hợp này là trĩ nội sa. Khi trĩ bị sa, nó có thể hấp thu một lượng nhỏ chất nhầy và phân có thể gây kích thích gây ra ngứa, đau và rát.

Dấu hiệu của bệnh trĩ
Dấu hiệu của bệnh trĩ

Những biến chứng của bệnh trĩ nếu không chữa trị sớm:

Bệnh trĩ có khá ít biến chứng nhưng không phải là không có. Sau đây là một số biến chứng của bệnh trĩ.

Bệnh trị khiến bạn bị thiếu máu do mất máu liên tục, cơ thể sẽ bị mất máu và không có đủ số lượng hồng cầu cần thiết để thực hiện trao đổi Oxy cho tế bào, làm cho cơ thể bị mệt mỏi và không còn sức sống.

Nghẹt búi trĩ: triệu chứng thường là đau, thốn. Khi ấn nhẹ vào khối nhô lên sẽ cảm giác lộm cộm và thốn.

Tắc mạch: Trường hợp có cục máu đông bên trong mạch máu của búi trĩ đôi khi sẽ bị biến chứng tắt mạch. Tắc mạch trĩ ngoại sẽ thấy khối u nhỏ màu xanh ở vùng rìa hậu môn, triệu chứng đau rát, căng khi đụng vào. Tắc mạch trĩ nội có triệu chứng cộm phía trong hậu môn cảm giác đau rát không rõ rang như tắt mạch trĩ ngoại.

Viêm da quanh hậu môn, viêm nhú và viêm khe: đây là biến chứng khi da giữa các búi trĩ bị loét gây triệu chứng ngứa ngáy, nóng rát ở vùng hậu môn.

biến chứng của bệnh trĩ
biến chứng của bệnh trĩ

Vì sao bệnh trĩ rất dễ tái phát dù đã trị hết

Ăn quá nhiều đồ nóng và cay.

Ăn nhiều phẩm ăn nhanh chứa nhiều đường, dầu mỡ khó tiêu.

Ít vận động.

Viêm nhiễm hậu môn, áp xe

Ăn quá no, đi ngoài quá lâu, đọc báo, hút thuốc trong toilet.

Các chứng bệnh lý về gan, thận, đại trực tràng, các khối u, u tử cung – buồng trứng cũng ảnh hưởng đến bệnh trĩ tái phát.

Các chứng bệnh lý trong ổ bụng và đại tràng ảnh hưởng đến tuần hoàn tĩnh mạch trĩ.

Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt cho người bị trĩ:

Mỗi ngày nên ăn một 100gr chất xơ. Các trái cây và ngũ cốc là cần thiết cho căn bệnh này: lúa mì, yến mạch, lúa mạch, ngô, gạo lứt, lúa mạch đen, kê… trái cây, ngũ cốc, chất xơ có tác dụng giúp làm mềm phân và tăng khối lượng phân, cuốn theo hết những cặn bã ra ngoài.

Bệnh trĩ nên ăn gì
Bệnh trĩ nên ăn gì

Uống nhiều nước, tối thiểu 2l nước hằng ngày để giúp cơ thể thanh lọc, thông thoáng và làm mềm phân.

Bổ sung chất xơ là những chất Metamucil và Citrucel, những chất này giúp cải thiện các triệu chứng và giảm chảy máu từ búi trĩ. Ngoài ra cung cấp chất xơ đầy đủ sẽ làm phân mềm và đủ lượng để đi cầu đều đặn mỗi ngày. Tạo ra thói quen đi cầu đúng giờ giúp trực tràng hoạt động tốt hơn.

Khi ăn chất xơ thì phải uống nhiều nước. Nếu chỉ ăn chất xơ nhưng không uống đủ nước sẽ dẫn đến tình trạng táo món, kiết lỵ.

Khi đi cầu giữ thói quen đúng giờ, đi nhanh không ngồi trong toilet đọc báo, hút thuốc. Đi châm rãi không rặn mạnh, sẽ gây áp lực lớn hơn lên các tĩnh mạch ở trực tràng và dễ chảy máu.

Có cảm giác mắc cầu hãy đi cầu ngay vì nếu không các niêm mạc trực tràng sẽ hấp thu nước trong phân bị ứ đọng, phân sẽ trở nên khô, cứng rất dẫn cọ xát vào thành trực tràng gây chảy máu.

Nên tập thể dục hằng ngày để cơ thể khỏe mạnh, ngăn ngừa táo bón.

Điều nên tránh nhất là ngồi lâu, khi ngồi lâu sẽ làm tăng áp lực lên tĩnh mạch ở hậu môn, bệnh trĩ ngày càng nặng.

Nguy hiểm hơn, triệu chứng chảy máu từ hậu môn trực tràng ngoài trĩ còn rất nhiều bệnh lý nguy hiểm khác như, ngoài ra trĩ còn có thể là triệu chứng của các bệnh lý khác gây nên. Vì thế tốt nhất khi gặp các triệu chứng của bệnh trĩ, hay thay đổi màu sắc phân hãy nhờ đến sự tư vấn từ bác sĩ, để biết chính xác vấn đề sức khỏe của bản thân từ đó có cách chữa trị cho thích hợp.

Đừng đợi đến lúc chảy máu đi kèm đau, chảy máu thường xuyên hay chảy máu nhiều, hoặc không cải thiện triệu chứng khi đã tự dùng thuốc tại nhà mới đến khám bác sĩ. Cần đến bệnh viện ngay khi chảy máu nhiều từ hậu môn, chóng mặt, choáng váng hoặc ngất. Khi đấy sức khỏe vừa giảm sút, vừa tốn nhiều tiền, lẫn khả năng điều trị dứt điểm rất khó khăn nhiều.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *